Mọi người nên sử dụng tai nghe tại nơi làm việc để tránh ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh. Ảnh: Shutterstock. |
Âm nhạc có thể giúp mọi người hoàn thành nhiệm vụ đơn giản một cách hiệu quả, nhưng nó không thể tác động quá nhiều nếu nhiệm vụ đó đòi hỏi quá trình suy nghĩ sâu rộng (như viết một bài báo). Trong những tình huống như vậy, âm nhạc có thể cản trở kết quả công việc.
Sức mạnh của âm nhạc đối với cảm xúc cũng có thể đóng một vai trò nhất định trong việc nó định hình năng suất. Ví dụ, những bài hát khơi gợi cảm xúc tiêu cực có thể thu hẹp phạm vi chú ý của một cá nhân, khiến họ bỏ qua những gián đoạn và tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.
Mặt khác, những bài hát khơi dậy cảm xúc tốt có thể mở rộng sự tập trung của một người, giúp họ tiếp nhận thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và tăng cường trải nghiệm sáng tạo.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhạc nền không phù hợp với nhu cầu của người lao động có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ tinh thần và gây mệt mỏi. Điều này là do cá nhân có thể tiêu tốn năng lượng tinh thần đáng kể để ngăn chặn âm thanh trong ngày làm việc. Thậm chí, đối với một người thích nghe nhạc, nó cũng có thể làm cạn kiệt tài nguyên nhận thức nếu liên tục được phát hàng giờ liền.
Các nhà khoa học đã liệt kê những điều cần lưu ý khi sử dụng âm nhạc để tăng năng suất làm việc, bao gồm: Lưu nhạc để sử dụng trong các tác vụ đơn điệu, tránh âm nhạc khi học thông tin mới hoặc tham gia vào một dự án phức tạp mới, hạn chế việc nghe nhạc liên tục trong ngày, cân nhắc nghe nhạc khi nghỉ giải lao để nạp lại năng lượng và lấy lại sự tập trung, nên sử dụng tai nghe ở nơi làm việc để không khiến quy trình làm việc của người khác bị gián đoạn.
Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý việc nghe nhạc lớn trong thời gian dài có thể làm hỏng thính giác. Đặc biệt, những người nghe nhạc có độ lớn trên 70 decibel trong hơn 7 giờ/ngày sẽ dễ bị tổn thương tai.