Cha mẹ bảo bọc con cái quá mức trên thực tế chính là lấy đi cơ hội trải nghiệm những kinh nghiệm phụ diện trong cuộc sống của chúng.
Một đứa trẻ biết ơn, chúng cũng biết cảm kích khi người khác làm giúp chúng và sẽ trân quý tất cả những gì mình có được. Vì vậy, chúng sẽ luôn cảm thấy đầy đủ, hài lòng, tất cả trước mắt đều là vui vẻ, hạnh phúc.
Ảnh minh họa
Nếu bạn không muốn trẻ bị đào tạo thành một con "sói kiêu ngạo", thì tuyệt đối không nên thay trẻ làm quá nhiều thứ, không nên để trẻ nhận quá nhiều mà không biết cảm ơn. Hơn nữa chúng ta cũng cần dạy cho chúng hiểu được tầm quan trọng của lòng biết ơn.
Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ nên tạo điều kiện dạy bảo trẻ học cách cảm ơn, từ cảm ơn cha mẹ đến những ai giúp đỡ chúng. Thông qua những việc nhỏ này, những cảm xúc nhỏ sẽ khiến trẻ thành thục hơn với câu nói 'cảm ơn', cuối cùng sẽ học được cách biểu thị lòng biết ơn của mình đối với người khác.
Dạy con về lòng biết ơn giúp trẻ điều chỉnh hành vi, cảm xúc đối với những người xung quanh, gần nhất là ba mẹ, người thân trong gia đình, rồi đến bạn bè, hàng xóm...
Trẻ sẽ cảm kích khi học được những điều hay và biết ơn vì những bài học khi đối mặt với cái không hay. Tự bản thân trẻ từ đó sẽ tiết chế hành vi và cảm xúc của mình, hạn chế thấp nhất những thương tổn cho bản thân và tránh tổn thương người khác từ hành động, lời nói và sự ích kỷ của mình.
Lòng biết ơn giúp trẻ luôn suy nghĩ lạc quan và tích cực. Đây mới chính là điều quan trọng nhất cho trẻ, giúp trẻ bước đi mạnh mẽ giữa đời, vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Biết ơn vì mình còn may mắn hơn nhiều người. Biết ơn vì luôn luôn có những yêu thương và hy sinh vô điều kiện, vô bờ bến từ cha mẹ, người thân.
Lòng biết ơn chính là chất dinh dưỡng của sự trưởng thành về tâm hồn. Khi trẻ cảm nhận được những hành động tử tế từ người khác, chúng sẽ biết rằng ngày sau mình cũng nên làm như vậy, cũng nên yêu thương và giúp đỡ người khác.