Túi nilon là thứ có thể tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trong cuộc sống bởi sự tiện lợi và giá thành rẻ. Tuy nhiên, việc thường xuyên sử dụng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Bác sĩ chuyên khoa thận Hồng Vĩnh Tường chia sẻ một người mẹ ngoài 40 tuổi đến bệnh viện khám vì viêm đường tiết niệu tái phát. Cô cho biết dù bản thân thường xuyên uống nước và không nhịn tiểu nhưng vẫn thường xuất hiện những triệu chứng khó chịu. Ban đầu tưởng chỉ là nhiễm trùng đơn giản nhưng sau đó cô lại được chẩn đoán mắc ung thư nội mạc tử cung và sau đó buộc phải cắt bỏ tử cung.
Không lâu sau, cô lại đưa con gái đang học lớp 3 đến khám bởi các triệu chứng dậy thì sớm. Việc cả hai mẹ con đều có hàng loạt biểu hiện thay đổi về thể chất khiến bác sĩ nghi ngờ việc họ cùng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố liên quan đến hormone. Sau khi ki, nồng độ hormone môi trường DEHP phthalate trong cơ thể hai mẹ con cao gấp 3 - 5 lần thông thường.
Sau khi hỏi thêm, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường phát hiện ra người mẹ do thường xuyên bận đi làm, không có thời gian nấu bữa tối nên thường mua đồ ăn ngoài về nhà. Những đồ ăn nóng lại thường đặc trong túi nilon. Điều này có thể khiến cả gia đình vô tình hấp thụ một lượng lớn chất dẻo và dẫn đến các vấn đề về thể chất.
Ngay cả người con trai của bệnh nhân đang học cấp 2 cũng gặp vấn đề về hệ nội tiết. Trái ngược với em gái, chất dẻo lại cản trở hệ thống nội tiết bình thường ở nam giới và từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của các đặc điểm giới tính thứ cấp của cậu bé.
Các bác sĩ khuyên gia đình nên thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt nên tránh dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng. Hormone môi trường có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, chứng mất trí nhớ và những vấn đề về sức khoẻ khác.
Tác động của hormone môi trường lên con người hoặc động vật hoang dã sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi hoặc giới tính. Đối với trẻ em, nó bao gồm các vấn đề như khả năng học tập kém, không có khả năng tập trung và hiếu động thái quá.
Đối với người trung niên và người cao tuổi, khả năng mắc bệnh Alzheimer, Parkinson cũng như nguy cơ mắc bệnh ung thư bao gồm ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư vú ở nữ giới, lạc nội mạc tử cung...
Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm có chứa chất gây rối loạn nội tiết nhưng các bác sĩ gợi ý rằng một số việc làm cụ thể nên áp dụng để giảm phơi nhiễm như:
- Hạn chế mức tối đa việc sử dụng hộp nhựa, túi nilon để đựng thức ăn nóng
- Lưu ý không nên sử dụng dụng cụ nấu chống dính được làm bằng hợp chất perfluorinated (PFC) vì PFCS có thể lẫn vào thức ăn nếu sử dụng không đúng cách.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm siêu chế biến
- Lưu ý khi sử dụng hoá chất tẩy rửa, tránh hít hoặc chạm trực tiếp thường xuyên
- Giữa chế độ ăn uống cân bằng, uống nhiều nước hỗ trợ cơ thể giải độc.