Bệnh nhân bệnh tim có thể ăn đồ cay như ớt, hành, gừng, tỏi với lượng thích hợp trong cuộc sống hằng ngày, có tác dụng trì hoãn sự phát triển của xơ vữa động mạch, bảo vệ tim, giúp tim mạnh khỏe.
Ớt đỏ rất giàu carotene, có thể thúc đẩy sự hình thành vitamin A trong cơ thể, bảo vệ làn da và bảo vệ sự toàn vẹn của màng nhầy trong cơ thể.
Một nghiên cứu khác cho thấy, hàm lượng các thành phần chống oxy hóa trong ớt gấp 42 lần so với táo và 12 lần so với cam… Đặc tính chống oxy hóa tốt giúp da duy trì độ đàn hồi tốt hơn.
Ăn ớt xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa sỏi mật. Ớt xanh rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, có thể chuyển hóa cholesterol dư thừa trong cơ thể thành axit mật, từ đó ngăn ngừa sỏi mật, người bị sỏi mật nên ăn nhiều ớt xanh, có tác dụng nhất định trong việc giảm bớt tình trạng bệnh.
Ăn cay vừa phải có tác dụng kích thích lành tính đối với miệng và đường tiêu hóa, có thể tăng cường nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, cải thiện cảm giác thèm ăn.
Một số chuyên gia y tế và dinh dưỡng ở Trung Quốc đã tiến hành điều tra ở Hồ Nam, Tứ Xuyên và các tỉnh khác, và phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày ở những tỉnh thích ăn ớt này thấp hơn nhiều so với các tỉnh khác. Điều này là do vị cay có thể kích thích cơ thể con người giải phóng "prostaglandin E2", có lợi cho việc thúc đẩy quá trình tái tạo màng nhu động dạ dày và duy trì chức năng của các tế bào đường tiêu hóa.
Capsaicin trong ớt, allicin trong tỏi và dầu dễ bay hơi trong hành tây có thể kích thích một số tế bào thần kinh, ngăn chặn các chất dẫn truyền thần kinh truyền tín hiệu đau, từ đó giúp giảm đau.