Polyana-D4M1, cho phép quản lý đồng thời tới 14 hệ thống trực thuộc và cung cấp khả năng bảo vệ cho một khu vực rộng 640.000 km2. Có thể định vị đồng thời tới 500 vật thể trên không trong vùng trời của khu vực do ACS kiểm soát.
Công nghiệp quốc phòng Nga cũng giới thiệu một số hệ thống phòng không mới cho các đối tác truyền thống tại Army-2023 như tên lửa phòng không tầm trung Buk-M3 Viking, pháo và tên lửa phòng không tầm thấp Pantsir-S1 và tên lửa phòng không tầm thấp Tor và tên lửa phòng không vác vai di động MANPAD 9K333 Verba.
Các hệ thống khác như hệ thống tác chiến điện tử RB-504-E, Argument-2 và Argument-3, được thiết kế để phá vỡ hệ thống điều hướng và điều khiển của máy bay không người lái cũng được giới thiệu.
Còn để đối phó với các loại đạn và tên lửa dẫn đường, Nga có các hệ thống tác chiến điện tử Pole-21E và R-330Zh.
Các tổ hợp phòng không tầm thấp được giới thiệu tại Army-2023.
Các phương tiện không người lái rõ ràng đã gây được tiếng vang lớn trong cuộc xung đột ở Ukraine, kết quả tất yếu là ngành công nghiệp quốc phòng Nga tập trung vào sản xuất khí tài này và hệ thống áp chế chúng.
Tại Army-2023, các công ty quốc phòng của Nga và cả nước ngoài mang đến giới thiệu hàng trăm UAV các loại. Bên cạnh các loại UAV truyền thống còn có cả UAV lai kết hợp thiết kế của máy bay cánh bằng và trực thăng có thể hoạt động trên nhiều loại địa hình.
Một mẫu UAV đặc biệt được giới thiệu tại Army-2023 có thể nhắc đến là Gryphon-61T – phương tiện bay này có thể lơ lửng trong không trung tới 7 ngày. Nó cũng được thiết kế để chống lại các vũ khí áp chế điện tử.
Máy bay không người lái cảm tử Lancet nổi tiếng cũng được trưng bày tại Army-2023. Theo một số người, nhà sản xuất Lancet đang cố gắng trình diễn một phiên bản mới của máy bay không người lái tác chiến theo “bầy đàn”.
Một mẫu UAV cảm tử góc nhìn thứ nhất (FPV) được giới thiệu tại Army-2023.
Tác chiến UAV theo bầy có một số lợi thế đặc biệt như tăng khả năng sống sót của khí tài trên chiến trường, nâng cao độ chính xác và mở rộng phạm vi trinh sát hoặc tấn công.
Ngoài UAV, các phương tiện chiến đấu không người lái mặt đất cũng được công nghiệp quốc phòng Nga quan tâm phát triển. Nhiều mẫu robot chiến đấu đã được nâng cấp theo kinh nghiệm thu được trong hoạt động quân sự đặc biệt.
Robot hiện được cả hai bên của cuộc xung đột đều sử dụng rộng rãi từ rà phá bom mìn, rải mìn cho đến chiến đấu.