Sự biến đổi này đã đảo ngược tình huống đầu năm nay, khi giá dầu ESPO sụt giảm đáng kể do bối cảnh thị trường biến động.
Lô dầu thô ESPO của Nga giao tới Trung Quốc trong tháng 10 này được giao dịch ở chênh lệch khoảng 50 cent/thùng so với dầu Brent. Theo nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler Viktor Katona, đó là mức cao nhất kể từ khi các quốc gia phương Tây đưa ra mức giá trần.
"Lần gần đây nhất ESPO có giá nhỉnh hơn dầu Brent là vào tháng 11/2022. Mặc dù trước đó loại dầu này chủ yếu được một số nhà máy lọc dầu tư nhân Trung Quốc ưa thích, nhưng gần đây các nhà máy lọc dầu nhà nước cũng bắt đầu gia tăng số lượng mua. So với mức thường lệ, sẽ có thêm 4 đến 7 lô hàng dầu ESPO được đưa tới (Trung Quốc) trong tháng 10" – Chuyên gia Katona cho hay.
Chính phủ Nga đã bơm gói kích thích tài chính hơn 6.000 tỷ rúp để khôi phục kinh tế.
Viện Kinh tế thế giới Kiel (Đức) cho biết, hoạt động thương mại của Nga đã phục hồi trong tháng 8 vừa qua.
"Tại các cảng của Nga, số lượng tàu container đến cảng đang tăng lên, gần như trở lại mức trước xung đột" - Báo cáo của Kiel cho hay. Nhận định của Kiel dựa trên khối lượng hàng hóa được dỡ tại 3 cảng container lớn nhất của Nga ở St. Petersburg, Vladivostok và Novorossiysk.
Kiel cho biết họ không rõ hàng hóa đến từ đâu, nhưng hoạt động tại các cảng ở Nga "tăng cao một cách đáng ngạc nhiên".
Ông Vincent Stamer, chuyên gia về chỉ số thương mại của Kiel nhận định: "Không rõ nguồn hàng đến từ đâu, nhưng Nga dường như đang tái gia nhập thị trường thương mại thế giới"
Bình luận về tuyên bố của ông Putin, chuyên gia kinh tế Nga Valery Mironov cho hay, quá trình phục hồi của kinh tế Nga diễn ra khá nhanh, theo quỹ đạo hình chữ V.
Kinh tế Nga chỉ ghi nhận mức giảm sâu vào quý II năm 2022, sau đó quá trình phục hồi "đã bắt đầu ngay lập tức".
"Điều này được thúc đẩy bởi giá dầu cao ghi nhận trong năm ngoái, mang lại thặng dư thương mại khổng lồ và doanh thu vãng lai hơn 250 tỷ USD. Xét về khía cạnh tích cực thì đây là một dòng ngoại tệ đáng kể đổ vào, khiến đồng rúp mạnh lên.
Ngoài ra, quan trọng nhất là chính phủ Nga đã bơm gói kích thích tài chính trị giá hơn 6 nghìn tỷ rúp vào nền kinh tế" - Ông Mironov cho biết.
Theo vị chuyên gia, các biện pháp trừng phạt "không có tác động nhiều" tới kinh tế Nga.
"Ngay cả khi nguồn cung cấp linh kiện và phụ tùng nhập khẩu bị ngừng lại thì sau đại dịch COVID-19, chúng tôi đã tìm cách tạo ra nguồn dự trữ trên mức thông thường" - Ông Mironov nói, đồng thời nhấn mạnh rằng hiện nay Nga "gần như đã khôi phục được mức trước khủng hoảng ở hầu hết các lĩnh vực" , chỉ có dầu và khí đốt có tổng khối lượng thấp hơn một chút so với mức trước khủng hoảng.
Theo vị chuyên gia, các ngành Nga đang phát triển tự tin là những ngành gắn với công nghiệp chế tạo nhằm mục đích thay thế nhập khẩu.