Khi châu Âu đang rời xa nhiên liệu hóa thạch của Nga, các khách hàng châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành những vị cứu tinh của dầu thô Nga. Nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Nga tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2023 do việc bán lại dầu giá rẻ của Nga giúp Ấn Độ kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ.
Hơn một năm kể từ khi xung đột xảy ra, Ấn Độ đã chuyển từ một người mua thông thường dầu thô của Nga sang thị trường quan trọng nhất đối với dầu mỏ của Moscow cùng với Trung Quốc. Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã không tuân thủ giới hạn giá G7 và tìm kiếm cơ hội mua hàng giá rẻ, đã chộp lấy nhiều lô hàng Urals của Nga, vốn từng được vận chuyển đến tây bắc châu Âu trước lệnh cấm vận của EU.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích tại Kpler, Ấn Độ có thể đã chứng kiến mức cao nhất nhập khẩu dầu thô của Nga, do những hạn chế về cơ sở hạ tầng và nhu cầu giữ mối quan hệ thương mại tốt với các nhà cung cấp dầu thô khác.
Janiv Shah, nhà phân tích cấp cao tại Rystad Energy chia sẻ: "Ấn Độ sẽ xem xét tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Nga, nhưng có lẽ nó đã đạt đến giới hạn".
Về khí đốt tự nhiên, châu Á có vẻ hạn chế mua LNG giao ngay của Nga bởi các khách hàng lớn ở Bắc Á ước tính đã cắt giảm nhập khẩu từ các dự án xuất khẩu của Nga xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm.
Những người chiến thắng thực thụ
Khi người mua ở châu Âu rút lui khỏi dầu của Nga, xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Âu tăng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai.
Trong năm 2022, châu Âu xếp thứ hai sau châu Á về lượng mua dầu thô của Mỹ. Theo dữ liệu từ EIA, nhập khẩu dầu thô của Châu Âu từ Mỹ đạt trung bình 1,51 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào năm 2022, chiếm 42% xuất khẩu dầu thô của Mỹ, chỉ kém 43% xuất khẩu của Mỹ sang Châu Á.
"Các biện pháp trừng phạt của EU được thực hiện vào tháng 12 năm 2022 cấm tất cả hoạt động nhập khẩu dầu của Nga sang châu Âu bằng đường biển khiến nhu cầu đối với dầu thô của Mỹ có thể sẽ tiếp tục vào năm 2023," EIA cho biết vào đầu năm nay.
Amy Myers Jaffe, Giáo sư nghiên cứu và chuyên gia năng lượng của Đại học New York cho biết: "Mỹ đã dẫn đầu với việc tăng xuất khẩu dầu khí và một kế hoạch trị giá hàng tỷ USD mới được Quốc hội ủy thác để giành chiến thắng trong lĩnh vực công nghệ sạch."
Trên thị trường LNG, Châu Âu và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt để ký kết các thỏa thuận cung cấp dài hạn với các nhà phát triển và xuất khẩu LNG của Mỹ.
Hợp đồng LNG dài hạn đã chứng kiến một loạt các thỏa thuận trong những tháng gần đây, bao gồm cả từ những người mua ở châu Âu - nơi an ninh năng lượng đã trở thành trung tâm do lo ngại về khí thải từ nhập khẩu khí đốt tự nhiên. Đối với các nhà phát triển và xuất khẩu LNG của Mỹ, nhiều thỏa thuận mua hàng dài hạn hơn với Châu Âu và Châu Á đồng nghĩa với nhiều cơ hội hơn cho các "siêu hợp đồng" trong tương lai.
Theo Oilprice