Ngăn chặn bạo lực học đường từ trường học hạnh phúc

Phạm Khánh | 05/05/2023, 06:45
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để bạo lực học đường không có "đất diễn", các trường phổ thông tích cực xây dựng ngôi trường hạnh phúc, nơi học sinh được yêu thương, thấu hiểu.

Học sinh khi đến trường được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn. Song song, nhà trường tổ chức nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm kỹ năng sống để kết nối học sinh với học sinh, giáo viên và phụ huynh; giáo dục tình cảm tương thân tương ái, yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh trong trường.

Giáo viên nhà trường phối hợp với tổng phụ trách đội giám sát chặt chẽ hoạt động của học sinh, không để xảy ra tình trạng bắt nạt, tẩy chay, đánh... gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần giữa học sinh trong lớp, trường. Nhà trường cũng mời các chuyên gia giáo dục về trò chuyện với học sinh về cách xây dựng tình bạn; ngăn chặn, phòng chống, đẩy lùi bạo lực học đường. Học sinh sẽ được thực hành hoặc tháo gỡ khó khăn cùng với các chuyên gia.

Ngăn chặn bạo lực học đường từ trường học hạnh phúc  ảnh 3
Phương châm của Trường THPT Đức Hợp là "trường như nhà, thầy cô như cha mẹ, bạn bè như anh em ruột thịt".

Bạn bè như anh em ruột thịt

Tại Trường THPT Đức Hợp, tỉnh Hưng Yên, thầy Hiệu trưởng Hà Quang Vinh chia sẻ phương châm của trường là “trường như nhà, thầy cô như cha mẹ, bạn bè như anh em ruột thịt”. Nhà trường quan tâm xây dựng các câu lạc bộ văn hóa thể thao như câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ Đọc sách, câu lạc bộ Bóng rổ... giúp học sinh phát huy năng khiếu, tạo sân chơi lành mạnh và tránh xa các tệ nạn xã hội.

Hàng năm, nhà trường tổ chức giáo dục về bạo lực học đường thông qua đa dạng hình thức như trò chuyện, thi thuyết trình, sân khấu hóa... để học sinh nâng cao hiểu biết, nhận thức và có tư duy phản biện mạnh mẽ trước các hành vi tiêu cực.

Ngăn chặn bạo lực học đường từ trường học hạnh phúc  ảnh 4
Bạo lực học đường xuất hiện dưới nhiều hình thức, Phụ huynh có thể nhận biết con bị bắt nạt hoặc là kẻ bắt nạt qua một số dấu hiệu sau. (Nguồn: GD&TĐ).

Ban giám hiệu nhà trường đồng thời phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn theo dõi sát sao hoạt động của học sinh; kịp thời phát hiện những hành động đẹp để tuyên dương, nêu gương, khen thưởng... Bản thân các thầy cô giáo cũng phải là tấm gương về tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để học sinh noi theo.

Thầy Hà Quang Vinh bày tỏ: “Giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và trường phải trở thành trường học hạnh phúc. Ở đó, mọi người đều có được cảm giác vui vẻ vì đạt được ý nguyện”.

Giáo viên Trường THCS Xuân Quan phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền đến cho phụ huynh nội dung phòng chống bạo lực học đường để theo dõi và giáo dục con tại nhà. Đồng thời, các tổ chuyên môn, Tổng phụ trách Đội thường xuyên tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống, chia sẻ những hành vi chuẩn mực phù hợp với thuần phong mỹ tục cho học sinh học tập và thực hành.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ngan-chan-bao-luc-hoc-duong-tu-truong-hoc-hanh-phuc-post637119.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ngan-chan-bao-luc-hoc-duong-tu-truong-hoc-hanh-phuc-post637119.html
Bài liên quan
Trường học thế giới đối phó bạo lực học đường
Bạo lực học đường là vấn đề phổ biến của các trường học trên thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngăn chặn bạo lực học đường từ trường học hạnh phúc