Khi hàm lượng methemoglobin vượt quá 1,7% hemoglobin, da và niêm mạc bị tím tái (tức là môi tím, móng tay, lưỡi, v.v. chuyển sang màu xanh tím hoặc xanh đen). Đây cũng là lý do vì sao da của ông Lý sau khi thức dậy chuyển sang màu xanh đen.
May mắn thay, nitrit tuy độc nhưng có một loại thuốc giải đặc biệt có thể điều trị. Cơ chế của nó là khử sắt trong methemoglobin để phục hồi khả năng của hemoglobin, vận chuyển và giải phóng oxy.
Nếu áp dụng phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng tím tái của người bị ngộ độc có thể thuyên giảm hoặc biến mất trong vòng 1 giờ.
Ông Lý đã gọi điện cho người thân để được đưa đi khám kịp thời, bác sĩ phán đoán chính xác nguyên nhân gây ngộ độc, sử dụng thuốc giải để cứu sống ông.
Trong cuộc sống, ngoài trường hợp ngộ độc nitrit qua đường ăn uống như ông Lý, một số bệnh lý hiếm gặp cũng có thể gây ra chứng methemoglobin huyết. Ví dụ, sử dụng quá nhiều các loại thuốc tạo ra các amin thơm như benzocain, acetaminophen, phenacetin, tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp như anilin, benzoquinone, phenylhydrazine, v.v.
Bác sĩ nhắc nhở nếu toàn bộ cơ thể chuyển sang màu xanh và xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, khó thở, cần tới bệnh viện khám ngay.
Làm thế nào để tránh ngộ độc nitrit?
- Kiểm tra kỹ các loại rau củ muối chua
Các loại rau củ muối chua lâu ngày nên mua ở nơi có nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng, đọc kỹ nguyên liệu và các thành phần.
- Tránh ăn thức ăn có chứa nhiều nitrit
Thực phẩm tự nhiên bị hư hỏng, rau củ, hải sản, thức ăn thừa để quá lâu sẽ sinh ra nitrit. Thực phẩm muối chua cũng tạo ra nitrit trong quá trình lên men. Các loại thực phẩm này nên ăn càng ít càng tốt, nếu ăn thì nên trộn với các loại thực phẩm giàu vitamin C và rau củ tươi.