Nhà khoa học Việt biến nhựa thành xăng dầu

Khánh Ly | 31/12/2021, 09:04
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các nhà khoa học ĐH Bách khoa TP HCM đã làm chủ công nghệ biến nhựa thành xăng dầu, tìm đầu ra cho rác thải nhựa.

Thống kê của các nhà khoa học, mỗi năm thế giới thải ra đại dương nửa triệu tấn rác nhựa. Việt Nam được xếp vào tốp đầu những nước thải nhiều rác nhựa ra biển ở châu Á, xếp thứ tư sau Trung Quốc, Thái Lan và Philipines. Trên đất liền rác nhựa cũng chiếm một phần không nhỏ trong rác thải sinh hoạt hàng ngày. Các nghiên cứu cho thấy, rác nhựa tồn tại trong tự nhiên phải 400 năm mới tự phân hủy. Việc tạo ra một quy trình sản xuất nhựa để tạo ra dầu sẽ giải quyết được vấn đề rác thải nhựa đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng hiện nay

Sạch, thân thiện môi trường

TS Trần Tấn Việt cho biết, công nghệ hiện đã thử nghiệm thành công và sẵn sàng triển khai áp dụng, tạo ra hiệu quả kinh tế và môi trường rất lớn. Dầu sau khi điều chế có thể sử dụng cho nhiều loại động cơ đốt trong. Ở Việt Nam hiện đang rất thiếu những công nghệ tương tự, trong khi trên thế giới thì những công nghệ như vậy không phải quá hiếm. Tuy nhiên tiền đầu tư cho những dây chuyền công nghệ này thường khá đắt đỏ so với các phương pháp khác.

Các nhà khoa học thuộc miền trung nước Nga đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ tái chế nhựa cho phép biến rác nhựa thành nguyên liệu đầu vào để thu hồi xăng, dầu và than bán cốc. Giải pháp cốt lõi của phương pháp này là công nghệ nhiệt phân trong môi trường yếm khí. Khi đó rác nhựa được đốt nóng lên đến nhiệt độ cao nhất định, các kết cấu nhựa bị phân rã chuyển thành dạng khí. Khí này được làm lạnh ngưng tụ thành chất lỏng dầu, sau đó thu được xăng dầu theo yêu cầu. Các thành phần chất rắn được kết tinh lại trong quá trình nhiệt phân là than chất lượng cao gọi là than bán cốc.

Khảo sát của các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy, với công suất xử lý khoảng 7 tấn nhựa một ngày, hệ thống thiết bị cần đầu tư gần 7 tỷ đồng. Sau xử lý sẽ thu hồi được 3 tấn xăng, dầu và 2,5 tấn than bán cốc. Việc ứng dụng những công nghệ tương tự đang rất cần được sự hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước. Trong thực tế, dầu FO đang được sử dụng ở Việt Nam rất nhiều. Nó là nhiên liệu khí đốt cho các ngành công nghiệp đặc thù như công nghiệp nồi hơi, lò nung, lò đốt dạng bay hơi, dạng ống khói hoặc cho các loại động cơ đốt trong của tàu biển…

Dầu FO còn được gọi với cái tên là dầu Mazut - Một nhiên liệu lỏng thu được khi chưng cất dầu thô parafin và asphalt ở áp suất khí quyển và trong chân không.

Bài liên quan
Trang phục truyền thống chịu “sưu cao thuế nặng”!
Trong khi ngành văn hoá tôn vinh tà áo dài truyền thống, thì một việc hi hữu đã xảy ra “ngăn cản” người Việt Nam hướng về nguồn cội - khi trang phục truyền thống chịu “sưu cao thuế nặng”.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà khoa học Việt biến nhựa thành xăng dầu