Nhận diện những công nghệ dùng để gian lận thi

Hoài Anh (t/h) | 05/07/2021, 08:31
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Gian lận thi cử bằng bất cứ thiết bị công nghệ nào, dù tinh vi đến đâu cũng cũng sẽ bị phát hiện.

Thiết bị tai nghe siêu nhỏ ở một thiết bị lắp sim siêu nhỏ dùng để hỗ trợ cuộc gọi. Thiết bị hỗ trợ này được ngụy trang dưới nhiều dạng vật dụng nên dễ dàng đưa vào phòng thi. Thiết bị lắp đặt thẻ sim, hỗ trợ cuộc gọi có thể tự động bắt máy khi có cuộc gọi tới. Thiết bị tai nghe siêu nhỏ có kích thước 6mm x 10mm, thậm chí có những loại được thiết kế tinh vi, siêu nhỏ dưới dạng hạt chỉ khoảng 2mm, được cấy trực tiếp vào trong tai. Thời lượng hoạt động của các thiết bị tai nghe siêu nhỏ có thể lên tới 20 tiếng.

Loại thiết bị tinh vi được thiết kế gắn vào trong thẻ ATM để tiếp sóng cuộc gọi và có thể được ngụy trang dưới nhiều dạng khác nhau. Quy tắc hoạt động chung của nhóm thiết bị này là thiết kế để lắp đặt được sim thẻ. Thiết bị sẽ tự động tiếp nhận cuộc gọi đến từ bên ngoài và truyền tín hiệu lên tai nghe siêu nhỏ được đặt trong tai của người dùng…

Không thể “qua mặt” giám thị

Có hai trường hợp gian lận thi cử. Một là hoạt động trực tuyến khi thí sinh trong phòng thi chụp ảnh đề thi bằng thiết bị trung gian, gửi tới trung tâm xử lý thông tin ở bên ngoài rồi trung tâm truyền đáp án ngược trở lại. Hai là chỉ nhận thông tin và chuyển tới nơi khác, ví dụ tại địa điểm ra đề thi, thiết bị thu sẽ chụp ảnh, ghi âm; sau đó được mang ra khỏi địa điểm cần xử lý thông tin, được xử lý sau, không sử dụng đường truyền. Trường hợp thí sinh chỉ sử dụng tai nghe là khó phát hiện nhất vì thí sinh chỉ nhận thông tin một chiều do đề thi có khả năng bị lộ từ trước.

thiet-bi-gian-lan-thi-cu(1).jpg
Những thiết bị sử dụng vào gian lận thi cử bị bắt giữ

C thể phát hiện các thiết bị dùng để gian lận thi cử bằng mắt thường hoặc dùng thiết bị hỗ trợ rà quét, thiết bị chặn phá sóng tại khu vực thi. Phát hiện bằng mắt thường là phương pháp chủ yếu và trên diện rộng tại các điểm thi, dựa vào những biểu hiện nghi vấn. Trường hợp dùng thiết bị hỗ trợ rà quét và chặn phá sóng thì rất khó khả thi trên diện rộng.

Trung tá Nguyễn Khánh Vy, Phòng PA03, Công an TP Hà Nội cho biết: “Trải qua những kỳ thi, chúng tôi phát hiện rất nhiều thiết bị tinh vi của các đối tượng gian lận”. Theo Trung tá Nguyễn Khánh Vy, quan trọng nhất là phòng ngừa, bắt đầu từ tuyên truyền tới khi thí sinh vào phòng thi: Không được mang các thiết bị thu phát, điện thoại di động vào phòng thi. Ngoài ra, giám thị đều được tập huấn để có thể phát hiện tối đa những thí sinh có biểu hiện nghi vấn như: trời nóng mặc áo dài, thí sinh có biểu hiện gãi tai (đối với thí sinh đưa thiết bị vào trong tai gây ngứa tai), điều chỉnh khung ảnh: giơ đề thi lên như để chụp ảnh...

Bài liên quan
Hơn 100.000 thí sinh Hà Nội chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT
Hà Nội có số lượng thí sinh thi tốt nghiệp THPT cao nhất cả nước với 101.326 thí sinh đăng ký dự thi, tăng hơn 22.000 thí sinh so với năm 2020.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhận diện những công nghệ dùng để gian lận thi