Tất cả trí nhớ, khả năng lưu giữ, thao tác thông tin, kiểm soát xung đột, quyết định tạo ra phản ứng trước một sự kiện ngoại cảnh đều phụ thuộc ba vùng não bộ này.
Trong điều kiện bình thường như ở nhà hay thư viện, não bộ nằm trong trạng thái bình tĩnh. Vùng hypothalamus tiết ra ít hormone căng thẳng.
Song, khi vào phòng thi, tình thế đảo ngược. Các suy nghĩ như sợ điểm thấp, thất bại, khiến não bộ đối mặt mối đe dọa. Ngay lập tức, vùng hypothalamus tiết ra các hormone gây căng thẳng như norepinephrine và cortisol. Chúng tác động đến 2 vùng não còn lại, khiến khả năng tư duy và nhớ lại thông tin bị suy giảm.
Theo ông Uân, việc quên kiến thức trong phòng thi chỉ có tính chất tức thì, không phải vĩnh viễn. Do đó, điều quan trọng nhất là tâm lý vững vàng và bình tĩnh trước và trong phòng thi để đạt kết quả tốt nhất
Bên cạnh đó, các em cũng không nên ôn cấp tốc ngày đêm vào những ngày cận thi. Thay vào đó, chúng ta nên xây dựng thời gian biểu hợp lý, xen kẽ giữa ôn tập và nghỉ ngơi.
Một cách khác mà quân đội thường áp dụng là cho những người lính thường xuyên tiếp xúc với các tình huống mô phỏng chiến đấu. Việc tiếp xúc thường xuyên với tình huống đe dọa sẽ khiến bộ não thích ứng và không tiết ra các hormone căng thẳng khi gặp phải lần nữa. Từ đó, người lính sẽ bình tĩnh hơn khi đang trên chiến trường thật.
Tương tự, học sinh, sinh viên đang trong quá trình ôn thi hãy cố gắng đặt mình trong tình huống như đang thi thật. Các phương pháp thường thấy là tổ chức thi thử, đặt thời gian làm bài và cố gắng làm hoàn thành đúng giờ.