Nhật Bản: Cải cách chương trình dạy học lịch sử

Kim Thanh Trần | 20/06/2022, 13:47
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chương trình dạy học lịch sử ở các trường phổ thông Nhật Bản đang có những thay đổi mạnh mẽ.

Học sinh tiểu học Nhật Bản.

Lịch sử và tư duy phê phán

Theo chương trình, “Lịch sử đại cương” có 2 tiết/tuần và có hai tín chỉ. Nó từ bỏ phương pháp dạy sử truyền thống ở THPT, khi giáo viên phát tài liệu phô-tô và giảng bài, học sinh có thể ghi bên lề những lưu ý, thuật ngữ lịch sử. Chương trình mới phát triển kỹ năng đọc tài liệu lịch sử, đặt câu hỏi về những thay đổi diễn ra trong giai đoạn lịch sử đang học và tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi này. Sách giáo khoa mới bao gồm các câu hỏi và các bài tập mẫu để học thêm.

Ví dụ, sách giáo khoa lịch sử đại cương của nhà xuất bản “Jikikkyo Shuppan” (2022) yêu cầu so sánh giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa ở Nhật Bản vào cuối thời kỳ Edo với các giai đoạn tương tự ở đế chế Ottoman, Ai Cập, Thái Lan và Trung Quốc thời nhà Thanh. Điều này giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn về chuỗi sự kiện lịch sử và hình thành mối quan hệ qua lại giữa Nhật Bản với các quốc gia trên thế giới.

Ngoài ra, sách giáo khoa còn khuyến khích học sinh tham khảo các nguồn tư liệu và cách diễn giải của chúng. Còn việc trình bày các quan điểm khác nhau về các sự kiện giúp học sinh phát triển tư duy và kỹ năng giao tiếp.

Có thể coi chương trình mới về lịch sử của Nhật Bản là bước chuyển lịch sử từ phương pháp học thuộc lòng sang hình thành nền tảng kiến thức để phát triển tư duy phê phán và khả năng giao tiếp.

Sách giáo khoa lịch sử Nhật Bản.

Nhiệm vụ của chương trình mới

Chương trình lịch sử đại cương hiện nay cần được hoàn chỉnh. Thứ nhất, vẫn như xưa, sách giáo khoa trình bày quá nhiều sự kiện. Thứ hai, cho đến nay, sách giáo khoa vẫn không cung cấp thông tin tích hợp trong bối cảnh toàn cầu, mà chỉ giải thích các sự kiện riêng lẻ. Ví dụ, sự tăng trưởng nhanh chóng của Nhật Bản sau chiến tranh chỉ được lý giải bằng các yếu tố nội bộ, mà không tính đến các sự kiện toàn cầu như sự phân công lao động quốc tế xuất hiện trong Chiến tranh lạnh, cũng như sự phục hồi kinh tế của toàn bộ khu vực Đông Á nói chung.

Việc chia lịch sử thành ba phân đoạn riêng vẫn được giữ nguyên, nhưng sự xuất hiện của lịch sử đại cương thúc đẩy việc áp dụng phương pháp phân tích tích hợp. Tuy nhiên, để bảo đảm sự tích hợp lịch sử Nhật Bản với lịch sử thế giới một cách thực sự, chương trình THPT cần tiếp tục chỉnh sửa.

Tôi cho rằng cần đưa phương pháp dạy học hợp tác “Lấy con người làm trung tâm” vào danh sách các mục tiêu của chương trình mới. Từ trước đến nay, trên các giờ học lịch sử, thầy giáo thông tuệ và quyền uy đơn phương truyền thụ kiến thức cho học sinh. Nhưng mỗi học sinh có cảm nhận riêng về lịch sử, dựa trên kinh nghiệm sống và tầm kiến thức của mỗi em, vì vậy tất cả các ý kiến đều có giá trị như nhau.

Tôi tin rằng chúng ta nên coi học sinh như những nhà nghiên cứu trẻ. Tôi muốn trên các giờ học sử, giáo viên và học sinh cùng nhau nghiên cứu các vấn đề lịch sử vốn chưa có giải đáp đầy đủ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/nhat-ban-cai-cach-chuong-trinh-day-hoc-lich-su-f1mYzTj7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/nhat-ban-cai-cach-chuong-trinh-day-hoc-lich-su-f1mYzTj7g.html
Bài liên quan
Học sinh Nhật Bản được bỏ khẩu trang khi đến trường
Trong cuộc họp báo ngày 24/5, Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản, ông Shinsuke Suematsu cho biết, trẻ em nên được bỏ khẩu trang trên đường đi học vào mùa hè nhằm phòng trừ nguy cơ say nắng khi thời tiết ấm lên.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản: Cải cách chương trình dạy học lịch sử