Chiến lược của lãnh đạo Trung Quốc về đổi mới sáng tạo
Chủ tịch Trung Quốc phát biểu ngày 18/12/2018 tại Đại hội chào mừng 40 năm Trung Quốc Cải cách mở cửa: "Chúng ta phải bám sát quan điểm Đổi mới là động lực số 1, nhân tài là nguồn tài nguyên số 1. Thực thi chiến lược Đổi mới thúc đẩy phát triển, hoàn thiện thể chế Đổi mới quốc gia, đẩy nhanh Đổi mới tự chủ các công nghệ then chốt, nhằm tạo dựng động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội."
Giáo sư Hà Văn Nghĩa cho biết, thực thi chiến lược "Đổi mới thúc đẩy phát triển" là điều quyết định vận mệnh và tương lai của dân tộc Trung Hoa.
"Điều này đòi hỏi chúng tôi đẩy nhanh đổi mới tự chủ các công nghệ cốt lõi, thúc đẩy đổi mới toàn diện dựa trên hạt nhân là đổi mới về công nghệ, bám sát định hướng nhu cầu, quán triệt phương hướng phát triển công nghiệp, củng cố vị trí chủ đạo của doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò quyết định của thị trường trong phân bổ nguồn lực và lợi thế của hệ thống xã hội chủ nghĩa, nâng cao tỷ lệ đóng góp của tiến bộ khoa học và công nghệ trong tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, lành mạnh," ông Hà nói.
Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới (WAIC) năm 2023 được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 6/7 (Ảnh: China News Service)
Trung Quốc đầu tư thế nào để hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo?
Vị giáo sư trường Đại học Bắc Kinh cho biết, chính phủ Trung Quốc chú trọng và hỗ trợ đổi mới, khởi nghiệp cũng như phát triển công nghệ bằng nhiều chính sách về tài chính, nguồn lực con người cũng như chính sách.
Trung Quốc thông qua nhiều quỹ đạo và hình thức để đầu tư nguồn tài chính lớn nhằm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới và phát triển công nghệ, bao gồm nguồn vốn tài chính trung ương, địa phương, các quỹ đầu tư khởi nghiệp,... Ngoài ra, chính phủ cũng tích cực định hướng nguồn vốn xã hội tham gia và phát triển công nghệ, đổi mới và khởi nghiệp, khích lệ doanh nghiệp tăng mức đầu tư vào đổi mới công nghệ.
Trung Quốc đã vận dụng nhiều con đường và cách thức để đầu tư lớn về nguồn lực con người nhằm hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới và phát triển công nghệ, bao gồm đẩy mạnh bồi dưỡng nhân tài bằng giáo dục bậc cao, đào tạo nghề,... cung cấp dịch vụ như đào tạo khởi nghiệp, đào tạo nghiệp vụ,...
Ông Hà cho hay, chính phủ Trung Quốc còn tích cực khuyến khích và hỗ trợ nhân tài từ nước ngoài trở về Trung Quốc khởi nghiệp, đồng thời trao các chính sách ưu đãi cho nhóm nhân tài hải ngoại này.
Nước này ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới và phát triển công nghệ, bao gồm ưu đãi về thuế, tín dụng, chính phủ thu mua,... Chính phủ Trung Quốc ra sức thúc đẩy chuyển đổi các thành tựu công nghệ, khuyến khích tăng cường hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi và ứng dụng thực tiễn các thành quả công nghệ.
Giáo sư Hà Văn Nghĩa chỉ ra, các nỗ lực đầu tư của Trung Quốc nhằm phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp gia tăng theo từng năm, tạo ra đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như thúc đẩy đổi mới công nghệ.
Những hành động cụ thể
1. Thực thi chiến lược "Đổi mới thúc đẩy phát triển": Chiến lược này của Trung Quốc nhằm đẩy nhanh đổi mới sáng tạo về công nghệ, nâng cao năng lực làm chủ đổi mới, thúc đẩy tối ưu hóa và nâng cấp cơ cấu công nghiệp, thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển lành mạnh.
2. Thúc đẩy cải tổ cơ cấu cung cầu: Trung Quốc thông qua các biện pháp hạ năng suất, giảm tồn kho, giảm nợ, hạ giá thành, bù đắp các thiếu sót,... để nâng cao hiệu suất và chất lượng của hệ thống cung cầu, thúc đẩy nâng cấp và chuyển đổi mô hình công nghiệp.
3. Tăng cường kiến tạo thể chế đổi mới: Trung Quốc xây dựng thể chế đổi mới công nghệ với doanh nghiệp làm chủ thể, định hướng theo thị trường và có sự phối hợp giữa doanh nghiệp-trường học-cơ quan nghiên cứu; qua đó thúc đẩy chuyển đổi và công nghiệp hóa thành tựu công nghệ.
4. Đẩy mạnh hội nhập sâu rộng tin học hóa, công nghiệp hóa: Trung Quốc xúc tiến hội nhập sâu rộng giữa công nghệ thông tin với các ngành chế tạo sản xuất, thúc đẩy phát triển một lĩnh vực chế tạo xanh, số hóa, và thông minh.
Những thành quả đạt được
Giáo sư Hà Văn Nghĩa nhận định, trong số những ngành nghề thúc đẩy các giải pháp đổi mới mạnh mẽ và hiệu quả nhất tại Trung Quốc, ngành công nghệ và tài chính cho thấy sự nổi trội .
Hai lĩnh vực này đạt được những tiến bộ nổi bật về đổi mới công nghệ và đổi mới mô hình nghiệp vụ, đồng thời được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ và định hướng mạnh mẽ. Ngoài ra, ngành sản xuất cùng ngành y tế đang từng bước gia tăng nỗ lực đổi mới, nhưng trong vận dụng thực tế các giải pháp đổi mới sáng tạo vẫn còn cần củng cố thêm.
Ngành công nghệ Trung Quốc đạt nhiều bước tiến đáng kể trong các lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet Vạn Vật (IoT), sản xuất thông minh,... Ví dụ, Trung Quốc đã phát biểu nhiều luận văn chất lượng cao trong lĩnh vực AI, cũng như thu được đột phá quan trọng trong lĩnh vực thị giác máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP),... Ngoài ra, công nghệ 5G, Blockchain, IoT,... cũng có các bước tiến quan trọng góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cấp ngành công nghệ. Tỷ lệ đóng góp của đổi mới công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế vượt 60%, trở thành trụ cột quan trọng để thúc đẩy phát triển chất lượng cao.
Ngành tài chính Trung Quốc trong và năm gần đây đã cho ra đời nhiều giải pháp công nghệ tài chính theo mô hình đổi mới sáng tạo, bao gồm thanh toán di động, tư vấn tài chính tự động, Blockchain,... Các giải pháp này giúp cải thiện dịch vụ tài chính, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính. Bên cạnh đó, ngành tài chính Trung Quốc đạt nhiều bước tiến quan trọng ở các mảng quản lý rủi ro, giám sát và quản lý tài chính.
Năm 2020, giá trị gia tăng các ngành kinh tế số cốt lõi của Trung Quốc chiếm đến 7,8% GDP toàn quốc, trở thành động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế.
Ngành sản xuất của Trung Quốc cũng đạt nhiều bước tiến rõ rệt trong đổi mới công nghệ ở những lĩnh vực như sản xuất thông minh, Internet công nghiệp, sản xuất trang thiết bị cao cấp. Đây là những giải pháp công nghệ đổi mới giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi mô hình và nâng cấp ngành.
Số liệu do Hội liên hiệp Công nghiệp cơ khí Trung Quốc công bố cho thấy, nửa đầu năm nay giá trị gia tăng của ngành công nghiệp cơ khí tăng trưởng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu đạt 1360 tỷ nhân dân tệ (tăng 9,4% so với cùng kỳ). Những ngành chiến lược mới nổi đạt doanh thu 1090 tỷ tệ, số lượng nền tảng đổi mới được đưa vào vận hành và được phê duyệt xây dựng đạt 260.
Ngành này cũng đạt nhiều tiến triển quan trọng trong sản xuất xanh, phát triển bền vững,...
Ngành y tế của Trung Quốc là lĩnh vực không ngừng xuất hiện những công nghệ và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ví dụ như xét nghiệm di truyền, đổi mới thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe qua Internet... Các biện pháp này đã cải thiện dịch vụ y tế và thúc đẩy chuyển đổi số của cả lĩnh vực. Ngành cũng có một loạt bước tiến quan trọng trong nâng cao chất lượng y tế, kiểm soát chi phí chăm sóc sức khỏe,...
"Nhiều lĩnh vực ở Trung Quốc đều thu được thành quả đáng kể trên phương diện đổi mới, tạo ra đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội," ông Hà Văn Nghĩa nói. "Trong tương lai, cùng với sự đổi mới không ngừng, tin rằng sự đổi mới của Trung Quốc trong các lĩnh vực sẽ tiếp tục phát huy vai trò ngày càng quan trọng."
Khu vực trưng bày của hãng Huawei tại Đại hội thế giới di động MWC Thượng Hải 2023 (Ảnh: Huawei)
Tầm nhìn của Trung Quốc về tương lai
Giáo sư Hà Văn Nghĩa cho biết, trong giai đoạn gần đây, Trung Quốc đang hướng đến đổi mới và ứng dụng công nghệ trong một số lĩnh vực như AI, 5G và 6G, năng lượng mới và công nghệ bảo vệ môi trường, sản xuất công nghệ cao.
Trong đó, lĩnh vực AI sẽ tiếp tục được đẩy mạnh ứng dụng trong các ngành y tế, giáo dục, giao thông, an ninh. Trung Quốc cũng đẩy nhanh phổ cập ứng dụng mạng 5G, bắt tay phát triển công nghệ mạng 6G tốc độ cao.
Nền kinh tế tỷ dân sẽ gia tăng nỗ lực nghiên cứu và vận dụng các công nghệ về năng lượng mới, bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân,... đồng thời tăng cường hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường.
Trung Quốc sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghệ cao, bao gồm các lĩnh vực robot, sản xuất thông minh, chế tạo trang thiết bị cao cấp,...
Ở ngành sinh học, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng bao gồm chỉnh sửa gien, y sinh học, thiết bị y tế,...
"Trên đây chỉ là một 'phần nổi trong tảng băng' thành quả mà Trung Quốc đạt được trong nỗ lực đổi mới sáng tạo. Con đường đổi mới công nghệ trong tương lai sẽ ngày càng rộng mở, phạm vi bao phủ các lĩnh vực ngày càng lớn," ông Hà nói.
Từ góc nhìn định hướng chính sách hay sức sống của các ngành công nghiệp, theo giáo sư Hà Văn Nghĩa, sức mạnh và khối lượng đổi mới của Trung Quốc là khả quan.
Mục tiêu của Trung Quốc trong 5 đến 10 năm tới sẽ là trở thành một cường quốc về công nghệ trên thế giới, chuyển đổi từ một nước lớn về sản xuất thành một cường quốc sản xuất, đồng thời tăng cường nghiên cứu cơ sở và "đổi mới nguyên thủy" - chỉ quá trình từ nghiên cứu đến ứng dụng thương mại một công nghệ hoàn toàn mới.
Ông Hà nói, Trung Quốc cũng đặt mục tiêu bồi dưỡng lớp doanh nghiệp công nghệ có năng lực cạnh tranh quốc tế cùng với các thành tựu công nghệ có tầm ảnh hưởng quốc tế.
Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tăng cường hội nhập có chiều sâu giữa công nghệ với phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển chất lượng cao, thực hiện mục tiêu trở thành một cường quốc về công nghệ.