PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – giảng viên cao cấp Học viện Quản lý Giáo dục cho hay, nhiều bố mẹ không chấp nhận con em mình có biểu hiện bất thường về tâm lý. Khi trẻ vị thành niên bị khủng hoảng tâm lý, rất cần các nhà tâm lý học lâm sàng can thiệp. Song phụ huynh có vai trò quan trọng đối với các em. Theo đó, phụ huynh cần tìm hiểu để đồng hành và hỗ trợ trẻ vị thành niên khi các em có biểu hiện bất thường về tâm lý.
Còn giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi, nắm bắt diễn biến những bất thường của trẻ để phối hợp với gia đình kịp thời can thiệp, hỗ trợ trẻ vị thành niên ổn định tâm lý.
“Sự kết hợp giữa nhà trường, nhà giáo dục, gia đình và xã hội là cần thiết. Đặc biệt, chính trẻ vị thành niên cũng cần nhận biết về những biểu hiện bất thường về tâm lý của mình để tự điều chỉnh bản thân” - PGS.TS Trần Thị Minh Hằng trao đổi.
Các đại biểu là học viên, sinh viên của Học viện Quản lý Giáo dục thảo luận, đặt câu hỏi với các diễn giả. |
Cũng tại buổi tọa đàm, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã có những trao đổi về sức khoẻ tâm thần của trẻ vị thành niên; tìm hiểu một số công cụ đánh giá sức khoẻ tinh thần cho trẻ vị thành niên.
Mặc dù giai đoạn vị thành niên luôn được coi như một khủng hoảng vì nó liên quan tới thay đổi về nhận thức, cảm xúc và mối quan hệ, nhưng trẻ vị thành niên vẫn có thể vượt qua dễ dàng mà không có kịch tính hay gặp những khó khăn lớn nếu có sự đồng hành và hiểu biết của phụ huynh, cũng như các chuyên gia tâm lý.