- Cho trẻ ăn lỏng, thức ăn mềm, cho uống thêm nhiều dịch (không dùng các loại nước ngọt công nghiệp): nước quả, dung dịch orezol…
- Nếu trẻ có ho dùng các thuốc ho thảo dược.
- Thông thoáng đường thở bằng nhỏ nước muối sinh lý, vệ sinh mũi bằng bấc bông tự cuốn…
Khi nào cha mẹ cần cho trẻ mắc cúm B đến các cơ sở y tế?
Trẻ sốt cao ≥ 39,5 độ C dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt (phòng thoáng mát 26-29 độ, chườm nước ấm tích cực) nhưng nhiệt độ không hạ. Hoặc trẻ sốt cao ≥ 38,5 độ C quá 3 ngày không có xu hướng thuyên giảm.
Trẻ thở nhanh, thở bất thường: thở rít, khò khè, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp.
Mạch nhanh so với tuổi (khi trẻ không sốt) vân tím, lạnh chi (khi không sốt cao).
Trẻ không ăn/uống.
Trẻ có biểu hiện mất nước: môi se, mắt trũng, niêm mạc miệng/lưỡi khô, khát nước đòi uống nước, hoặc đi tiểu ít (theo dõi thấy bỉm/tã ít ướt hơn bình thường).
Thay đổi ý thức: trẻ không chịu chơi, quấy khóc, li bì, co giật…
Trẻ lớn thấy kêu đau bụng/đau ngực, nôn nhiều..
Hoặc cha/mẹ/người chăm sóc cảm thấy lo lắng bất an về trẻ.
Trẻ có các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng.
Phòng bệnh cúm B
Giữ khoảng cách xa tối thiểu 1m với những người có các triệu chứng cúm.
Nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng cúm, bạn nên để trẻ ở nhà không đi học.
Rửa tay trước khi chạm vào mắt, mũi và miệng.
Sử dụng khăn giấy hoặc mặt trong cánh tay khi bạn ho và hắt hơi, vứt bỏ khăn giấy vào nơi quy định và rửa tay.
Không cho trẻ dùng chung các vật dụng như cốc uống, thìa, bình sữa, đồ chơi hoặc bất cứ thứ gì tiếp xúc với miệng hoặc mũi.
Làm sạch các bề mặt thường xuyên chạm vào.
Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y Tế: Tiêm phòng cúm (Vắcxin cúm bao gồm cả cúm A và B, được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi) là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm.