Những dự án tai tiếng của Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát

T/H | 09/10/2021, 20:01
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhà ở xã hội Phú Lãm - The Vesta, chung cư HPC Landmark 105 hay The Pride là những dự án đầy tai tiếng của Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát.

hai-phat-4.jpg
Tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ The Pride.

Dự án The Pride

Tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ The Pride (đường Tố Hữu, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) do Hải Phát Invest làm chủ đầu tư.

Cư dân The Pride phản ánh hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư như ô nhiễm môi trường kéo dài không xử lý dứt điểm; thang máy thường xuyên rơi tự do; không chịu bàn giao 80 tỷ đồng quỹ bảo trì; thu giá dịch vụ quá cao…

Theo đó, 2 vấn đề nhức nhối nhất mà cư dân The Pride phải “đấu tranh” là vấn đề ô nhiễm môi trường và việc chủ đầu tư không chịu bàn giao quỹ bảo trì. Suốt thời gian dài, khu vực hầm để xe bốc mùi hôi thối, thậm chí mùi hôi xuất hiện ở cả khu vực thang máy.

Cư dân nhiều lần phản ánh nhưng chủ đầu tư đều không chịu thực hiện các biện pháp kiểm tra hoặc chỉ làm cho có. Cũng theo cư dân The Pride, quỹ bảo trì của các tòa nhà khoảng 80 tỷ đồng có dấu hiệu bị chủ đầu tư chiếm dụng trái phép khi cố tình kéo dài việc thành lập Ban quản trị tòa nhà (theo quy định, khi thành lập được ban quản trị thì chủ đầu tư phải bàn giao quỹ bảo trì).

Theo phản ánh của các cư dân, sau khi dự án đi vào vận hành, người dân về ở thì phát hiện ra hàng loạt vấn đề khiến cuộc sống bất an. Cụ thể, tình trạng thang máy rơi tự do và hỏng liên tục quanh năm.

Đặc biệt, điều đáng chú ý và gây cho cư dân bức xúc trong suốt thời gian qua là việc chủ đầu tư Hải Phát áp mức giá dịch vụ 7.000 đồng/m2 nhưng lại cho cư dân hưởng những dịch vụ không tương đương với mức tiền trên. Điều này đã khiến cư dân phản đối kịch liệt và dừng nộp phí dịch vụ, dẫn đến việc chủ đầu tư cắt dịch vụ trông giữ xe dù các hộ dân vẫn đóng loại phí này đầy đủ.

Nhiều lần cư dân The Pride đã phản ánh lên phía chủ đầu tư nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm khiến hàng trăm cư dân vô cùng bức xúc. Phản đối vấn đề này, nhiều hộ dân dừng nộp phí dịch vụ dẫn đến việc ban quản lý cắt dịch vụ trông giữ xe mặc dù các hộ dân vẫn đóng loại phí này đầy đủ.

Đỉnh điểm, vào ngày 3/6, chủ đầu tư và Ban quản lý dự án chặn cổng không cho người dân gửi xe ô tô ở cả khu vực 2 tầng gửi xe là tầng 3 và 4 của tòa nhà khiến cho cả khu chung cư rơi vào tình trạng kẹt cứng và tắc nghẽn. Những bức xúc, mâu thuẫn bị đẩy lên cao trào, một số cư dân đã căng băng rôn, khẩu hiệu đấu tranh đòi đối thoại trực tiếp với chủ đầu tư và ban quản lý tòa nhà.

hai-phat-5.jpg
Dự án HHB Tân Tây Đô.

Dự án HHB Tân Tây Đô

Khu Đô thị mới Tân Tây Đô (Đan Phượng, Hà Nội) do Hải Phát Invest làm chủ đầu tư đã bàn giao nhiều chung cư cho cư dân kể từ năm 2014. Cũng từ đây, cư dân nơi đây phải đối mặt với muôn vàn bức xúc như thang máy gặp sự cố, nước sinh hoạt không đảm bảo...

UBND huyện Đan Phượng từng cũng phải lên tiếng “chỉ mặt đặt tên” sai phạm của chủ đầu tư Hải Phát.

Theo đó, chung cư CT2A-B và HHB được bàn giao từ năm 2014, nhưng đến cuối 2015 Hải Phát mới ký Hợp đồng cung cấp nước sạch với Công ty CP Đầu tư Công nghệ Môi trường Việt Nam để cung cấp nước sạch cho cư dân (Hợp đồng số 61/HĐCCNSHP-MTVN). Đặc biệt, trong thời gian cung cấp nước cho cư dân Khu đô thị Tân Tây Đô, trạm cấp nước đã được ban ngành chức năng kiểm tra chất lượng nhiều lần, khẳng định chất lượng nước không đảm bảo theo quy định của Nhà nước.

Đặc biệt, Hải Phát đã bàn giao gần 100% căn hộ cho dân vào ở từ khi công trình vẫn chưa được Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng chấp thuận đưa vào sử dụng.

Không những vậy, cư dân Tây Tây Đô còn tố phần diện tích chung của cư dân bị chủ đầu tư “phù phép” để sử dụng riêng. Theo phản ánh của nhiều cư dân tòa nhà HHB thì diện tích sử dụng chung được ghi trong Hợp đồng mua bán là 16.072m2, nhưng thực tế khi chủ đầu tư đi làm Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho cư dân thì một bộ phận không nhỏ chủ căn hộ ở Tòa nhà HHB hiện chỉ được cấp với diện tích sử dụng chung là 3.307,4m2.

Trong khi gần một nửa số hộ dân còn lại vẫn được cấp Giấy chứng nhận có ghi trên đó phần diện tích sử dụng chung là 16.072m2. Cư dân thắc mắc tại sao lại có sự khác nhau như thế giữa các đồng chủ sở hữu trong cùng một tòa nhà?

Sau nhiều lần phản ánh nhưng không được chủ đầu tư giải quyết thỏa đáng, cư dân Tòa nhà HHB đã căng băng rôn đen, đỏ cả tòa yêu cầu Chủ đầu tư trả lại diện tích đất sử dụng chung.

Liên quan đến sự việc, tháng 7/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã gửi văn bản đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát nghiêm túc khắc phục các sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Tân Tây Đô.

Bài liên quan
Vĩnh Phúc: Siết kẽ hở phân lô bán nền, “bong bóng” bất động sản xì hơi
Sau khi tự ý phân lô, những ô đất nền được một số sàn giao dịch BĐS “thổi giá” khiến giá tăng trong thời gian dài. Nhiều nhà đầu tư trong đó có phụ huynh học sinh trở thành nạn nhân của chiêu trò này.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những dự án tai tiếng của Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát