Hiện tại, Hải Lý có tầm 100 lao động địa phương hoạt động trong nghề uốn, tỉa, cắt, đánh gốc cây. Nghề cây cảnh Hải Lý không những tạo nên giá trị thương hiệu của địa phương mà còn tăng thu nhập cho người dân. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng loạt các loại cây cảnh, đa dạng dáng, thế, độc đáo và đẹp mắt.
Làng nghề cây cảnh Hồng Vân, Thường Tín, Hà Nội
Làng nghề cây cảnh Hồng Vân nằm ở phía đông huyện Thường Tín và được trải dài men theo bờ đê sông hồng xã Hồng Vân. Tại đây có hai làng nghề hoa cây cảnh nổi tiếng thuộc thôn Cơ Giáo và thôn Xâm Xuyên.
Nổi tiếng với làng hoa cây cảnh từ thập niên 80, đến nay, làng nghề đã có trên 108 hộ dân làm nghề với nhiều tác phẩm cây cảnh có giá trị cao về mặt nghệ thuật, đồng thời tại đây cũng tập hợp đội ngũ nghệ nhân trẻ, tay nghề cao, nhiệt huyết.
Làng nghề cây cảnh Xuân Quan, Hưng Yên
Làng nghề cây cảnh Xuân Quan cũng thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, chuyên cung cấp hoa và cây cảnh cho Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành khác như: Lạng Sơn, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh miền Trung và Nam.
Tuy được thành lập có phần muộn hơn các làng nghề khác nhưng đến nay, nhiều người đánh giá Xuân Quan là vùng hoa lớn của miền Bắc với doanh thu hàng nghìn tỷ mỗi năm.
Làng nghề cây cảnh Phù Liễn, Hải Dương
Tại Phù Liễn, nghề trồng hoa phát triển từ việc tự sưu tầm của một số người dân với mục đích trang trí nhà cửa. Đến năm 1993 tại đây bắt đầu phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh mang lại lợi ích kinh tế cao.
Hiện tại thôn Phù Liễn có trên 154 hộ trồng cây cảnh, hoa cùng diện tích đất hơn 20 ha. Các loại cây chủ yếu ở đây là cúc, hoa đồng tiền, đào…