Sầu riêng: Loại quả này có hàm lượng đường rất lớn, chín nhanh, lên men nhanh. Men này gây ra cảm giác cay cay khi ăn nhưng được đánh giá tốt cho hệ tiêu hóa. Nhiều người lại có sở thích ăn khi sầu riêng lên men nhưng vô tình sinh ra cồn trong hơi thở.
Vải, nhãn: Đây cũng là hai loại quả dễ lên men nhất.
Món ăn nấu dạng sốt vang: Một số món ăn nấu với rượu vang, rượu mai quế lộ vô tình có thể còn cồn.
Ngoài ra còn nhiều loại hoa quả khác có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở như dứa, thanh long.
Trao đổi với Báo Phụ nữ TP.HCM, bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - cơ quan soạn thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu bia cho biết, thực tế thì hàm lượng cồn từ các loại thực phẩm trên rất thấp, tuỳ thuộc vào lượng sử dụng, thời điểm đo độ cồn và cũng suy giảm, đào thải rất nhanh.
Việc dừng xe kiểm tra độ cồn chỉ xảy ra khi bạn có dấu hiệu vi phạm như mặt đỏ gay, đi loạng choạng, phóng nhanh, vượt ẩu; hoặc khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được phê duyệt, hay khi bạn phạm một lỗi khác mà cảnh sát nghi ngờ bạn có uống rượu bia.
Trong quá trình thông tin, giáo dục, tuyên truyền thực hiện Luật, Bộ Y tế sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng nắm bắt được, như với những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì đó không phải là đối tượng để xử phạt.