Những ngày gian khó trong sự nghiệp 'trồng người'

Hà Nguyên | 30/04/2023, 06:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngày 30/4/1975, khát vọng cháy bỏng về một đất nước hòa bình, thống nhất của người dân Việt Nam trở thành hiện thực.

Thầy Trần Khắc Luyện (Phú Yên) vẫn nhớ thời điểm tiếp quản ngành Giáo dục Phú Yên sau giải phóng. Khi đó thầy Luyện và một số đồng nghiệp nhận lệnh trở ra Ban Giáo dục Quân khu 5 xin sách giáo khoa.

Được sự đồng ý của thủ thư Ban Giáo dục Quân khu 5, thầy Luyện quay về Đà Nẵng nhận 3 xe sách giáo khoa để chuyển về Phú Yên. Thầy đã phải bán một chỉ vàng phòng thân để lo ăn uống cho 5 anh em trên suốt hành trình.

Sách được bàn giao cho Ban Giáo dục tỉnh, thầy Luyện được phân công về tiếp quản Trường Trung học đệ nhất cấp Nông Lâm Súc đóng ở xã Hòa An (huyện Phú Hòa).

Thầy Luyện nhớ lại: “Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường vẫn còn nguyên vẹn. Chúng tôi tận dụng tất cả cơ sở vật chất, trường lớp, nhanh chóng ổn định để phục vụ cho việc dạy - học. Các thầy cô giáo cũ của trường được tiếp nhận lại để dạy các môn tự nhiên, còn những môn xã hội thì do cán bộ của ta giảng dạy”. Những ngày đầu thiếu giáo viên, dù làm Hiệu trưởng nhưng thầy Luyện vẫn trực tiếp đứng lớp dạy các môn Văn, Sử.

Nhớ về những ngày gian khó trong sự nghiệp 'trồng người' ảnh 3
Giảng đường khu A Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng vẫn còn nguyên hiện trạng và được sử dụng cho đến ngày nay.

4. Ông Bùi Văn Tiếng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng nhận xét: Trước năm 1975, nếu như giáo dục phổ thông ở Đà Nẵng với thương hiệu Trung học Phan Châu Trinh danh tiếng vẫn có thể sánh cùng giáo dục phổ thông ở các thành phố lớn của miền Nam như Sài Gòn, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ… thì giáo dục đại học ở Đà Nẵng mờ nhạt hơn nhiều.

Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng vẫn duy trì “Hội Không khóa”. Đây là danh xưng gồm các thầy cô, những sinh viên đã tốt nghiệp ở nước ngoài và từ các trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa TPHCM… về giảng dạy tại Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng giai đoạn 1975 – 1980. Họ gắn bó với Trường ĐH Bách khoa từ những ngày trường mới thành lập, nhưng không phải là sinh viên của trường. Hội “Không khóa” là những hạt nhân trẻ, giàu năng lực, trí tuệ, đầy nhiệt huyết. Cùng với những thầy, cô từ các trường đại học ở miền Bắc chuyển về đặt nền móng, xây dựng và góp phần vào sự lớn mạnh của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cũng như Trường ĐH Kinh tế cùng Bách khoa Hà Nội, Bách khoa TP Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế Quốc dân như ngày nay.

Bộ tứ 'xây dựng' trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng

Mãi đến năm 1974, khóa đầu tiên của Viện Đại học Cộng đồng Quảng Đà - cơ sở đào tạo đại học duy nhất ở Đà Nẵng đương thời - mới được khai giảng. Vậy mà từ sau năm 1975, nhất là từ sau năm 1994 - năm thành lập ĐH Đà Nẵng cho đến nay, giáo dục đại học Đà Nẵng đã phát triển mạnh mẽ, cả công lập và ngoài công lập, nhất là đối với hai nhóm ngành kỹ thuật và kinh tế. Đặc biệt, chủ trương phát triển ĐH Đà Nẵng thành ĐH Quốc gia được đưa vào Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Cuối tháng 4/1975, thầy Lý Ngọc Sáng, Trần Ngọc Chương và Nguyễn Đức Cán (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cùng Ban Thống nhất Trung ương triệu tập cùng với đoàn cán bộ đi tiếp quản các trường đại học phía Nam sau giải phóng. Cùng với thầy Nguyễn Phiên từ chiến khu về, thầy Sáng, thầy Chương và thầy Cán tạo thành “bộ tứ” thành lập, tổ chức, gấp rút xây dựng trường.

Sau này, trong dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng vào năm 2010, PGS.TS Nguyễn Đức Cán kể lại: “Chúng tôi đi qua Đà Nẵng về nghỉ lại ở Thanh Quýt (Điện Thắng, Điện Bàn), nhà cơ sở cách mạng gần Quốc lộ 1 gần một tuần chờ đợi lệnh về Đà Nẵng.

Không biết thông tin từ đâu, nhiều sinh viên, học sinh, giáo chức nghe có đoàn giáo sư từ Hà Nội vào nên tìm đến gặp gỡ hỏi han về tương lai học tập. Qua các cuộc trao đổi chân tình cởi mở, mọi người tỏ ra phấn khởi tin tưởng.

Riêng chúng tôi, lần đầu tiên được tiếp xúc với bà con ở thành phố mới giải phóng, mới đầu bà con còn dè dặt, nghi ngại nhưng sau gặp gỡ họ tỏ ra tin cậy, chân thành làm chúng tôi hết sức cảm động”.

Một trường đại học đa ngành công nghệ và kinh tế, một mô hình hoàn toàn mới ở miền Trung gấp rút được thành lập. Nhóm nòng cốt xây dựng trường đã đề nghị đặt tên là Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, và khoá đầu tiên chỉ nên triển khai 3 khoa chuyên ngành là khoa Cơ khí, khoa Điện và khoa Kinh tế.

Theo như bài viết của PGS.TS Nguyễn Đức Cán trong kỷ yếu kỷ niệm thành lập trường thì “trong lúc chờ đợi lãnh đạo Khu ủy và UBND Cách mạng Trung Trung Bộ và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp phê duyệt đề án, chúng tôi kiến nghị cho mở ngay lớp bồi dưỡng Dự bị đại học nhằm chuẩn bị kịp thời cho việc tuyển sinh và khai giảng năm học 1975 - 1976, đồng thời cũng là dịp thông báo cho xã hội biết là tại Đà Nẵng sẽ có một trường đại học của chính quyền Cách mạng”.

Khu ủy và UBND Cách mạng Trung Trung Bộ hoan nghênh đề xuất này và nhanh chóng ra quyết định cho mở lớp, chỉ sau một tháng rưỡi lớp dự bị đại học được hình thành, học sinh ăn ở tại các nhà vòm dã chiến bằng tôn ở 24 Trần Phú, đồng thời cử người cấp tốc ra Hà Nội xin điều một số thầy về Đà Nẵng chuẩn bị dạy các môn Toán, Lý, Hoá.

Lớp học này nhằm chuẩn bị cho việc tuyển sinh nhưng cũng để trấn an sự lo lắng của học sinh, phụ huynh sau giải phóng và tìm hiểu trình độ năng lực của học sinh, sinh viên miền Nam, nắm được tâm tự nguyện vọng của họ.

Việc huy động cán bộ cũng khá thuận lợi vì nhiều thầy giáo con em miền Nam đã nhiệt tình và khao khát được sớm trở về sống và làm việc tại quê hương. Từ một số ít cán bộ ban đầu nhưng đến cuối năm 1975 trường đã có trên 60 thầy giáo, đủ sức đảm nhiệm giảng dạy cho khoá 1.

Nhiều đoàn xe tải chở máy móc thiết bị chi viện từ Bắc vào Đà Nẵng. Lễ khai giảng Khóa I (29/3/1976) của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng diễn ra đúng dịp kỷ niệm 1 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng với 329 sinh viên trúng tuyển. Trường có 3 khoa chuyên ngành là Cơ khí, Điện và khoa Kinh tế.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nho-ve-nhung-ngay-gian-kho-trong-su-nghiep-trong-nguoi-post636569.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nho-ve-nhung-ngay-gian-kho-trong-su-nghiep-trong-nguoi-post636569.html
Bài liên quan
Cô giáo truyền cảm hứng với nỗ lực dựng lại lịch sử dân tộc bằng hội họa
Đang ổn định với công việc là giáo viên Lịch sử, cô Trần Thị Hội quyết định thi đại học, rồi trở thành thủ khoa. Một lý do cho quyết định táo bạo này của cô là mong muốn dựng lại lịch sử dân tộc bằng hội họa,

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những ngày gian khó trong sự nghiệp 'trồng người'