Người đang dùng một số loại thuốc nên tránh ăn chuối
Tiến sĩ Spees cho biết, thực phẩm giàu kali cũng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc điều trị huyết áp cao và suy tim.
Tiến sĩ Melendez-Klinger lưu ý khi uống 2 loại thuốc sau nên tránh ăn chuối, vì sẽ làm tăng nồng độ kali trong máu. Đó là thuốc ức chế ACE trị huyết áp cao, gồm các loại thuốc như Lisinopril, Enalapril hoặc Ramipril; Thuốc trị suy tim: Spironolactone.
Cô khuyên hãy hỏi bác sĩ liệu loại thuốc đang dùng có tương tác với thực phẩm hay không.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn hạn chế chuối chín
Một quả chuối trung bình có khoảng 26g carbohydrate, trong khi người bệnh đái tháo đường được khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ 15g carbs trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, chỉ nên ăn tối đa nửa quả chuối, đặc biệt người bệnh đái tháo đường không nên ăn chuối chín vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Đặc biệt, những người ăn kiêng nghiêm ngặt ít carb không nên ăn chuối vì có thể làm tăng lượng carb.
Người bị đau dạ dày
Những người có tiền sử bị đau dạ dày cần hạn chế ăn chuối tiêu chín. Với các loại chuối khác thì không nên ăn khi đói, vì hàm lượng pectin cao trong chuối sẽ khiến nồng độ acid trong niêm mạc dạ dày bị tăng cao. Nếu duy trì ăn chuối khi đói trong thời gian dài sẽ gây ra thành dạ dày bị bào mòn, đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Các nguyên nhân tiềm ẩn gây khó chịu cho dạ dày sau khi ăn chuối có thể do lượng tinh bột, do hội chứng ruột kích thích, dị ứng chuối hoặc không dung nạp fructose.
Người thừa cân, béo phì
Chuối chín là trái cây chứa nhiều đường. Theo chuyên gia, ăn 2 quả chuối tương đương nạp hơn 300 calo. Do đó, nếu không ăn trái cây khác trong ngày, chỉ nên ăn tối đa 2 quả chuối. Khi đã ăn trái cây khác, ví dụ dưa hấu (dưa hấu chứa hàm lượng đường có thể lên tới khoảng 15% và rất giàu kali), không nên ăn chuối nữa. Vì vậy, những người thừa cân, béo phì không nên ăn quá nhiều chuối chín.