4. Không uống rượu
Tổ chức Y tế Thế giới từ lâu đã xếp rượu là chất gây ung thư, lạm dụng rượu trong thời gian dài sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh ung thư ngày càng tăng, bao gồm ung thư dạ dày , ung thư tuyến tụy , ung thư gan , ung thư đại trực tràng… Lạm dụng rượu lâu dài còn dễ gây ra các bệnh về tim mạch, mạch máu não, là yếu tố quan trọng dẫn đến đột tử.
5. Tập thể dục thường xuyên
Những người cao tuổi sống lâu thường có thói quen tập thể dục trong thời gian dài, có người tập hằng ngày trong suốt quãng đời của họ. Một số người cao tuổi rõ ràng đã ngoài 80, 90, gia đình không muốn họ đi lại nhiều vì sợ sảy chân vô tình bị ngã, tuy nhiên, những người cao tuổi này rất thích vận động, họ biết rất rõ rằng cuộc sống nằm ở sự vận động, chỉ có vận động nhiều thì cơ thể mới khỏe mạnh hơn.
6. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ
Thói quen làm việc và nghỉ ngơi điều độ rất có lợi cho tuổi thọ. Đối với một người thức khuya dài ngày, chất lượng giấc ngủ luôn ở mức thấp, bởi cơ thể chưa có cơ sở hình thành đồng hồ sinh học. Chỉ cần sắp xếp công việc, lịch trình đều đặn và hợp lý thì chất lượng giấc ngủ sẽ tốt hơn. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp khả năng miễn dịch tốt hơn và sẽ càng tránh xa được bệnh tật.
7. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên, ai cũng có bệnh tật, nguyên nhân là khi chúng ta già đi, các cơ quan trong cơ thể cũng già đi, gần như không thể không mắc bệnh. Người sống lâu sẽ có kế hoạch riêng cho sức khỏe, họ thường khám sức khỏe định kì để phát hiện bệnh kịp thời và có phương án điều trị thích hợp.
8. Sinh hoạt vợ chồng điều độ
Nếu không kiểm soát được ham muốn của bản thân thì sẽ dễ khiến cơ thể bị kiệt sức, tổn thương tinh thần và điều này cứ lặp lại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chính vì vậy, phải xây dựng cho riêng mình một kế hoạch sinh hoạt hợp lý.