Nơi xây cầu vượt gần 880 tỷ 'giải cứu' nút thắt giao thông phía Tây Hà Nội
Theo Viên Minh/ VTC News•02/05/2025 11:37
Dự án cầu vượt tại nút giao Lê Trọng Tấn - Quốc lộ 6 với tổng đầu tư gần 880 tỷ đồng gồm cầu thép 4 làn xe dài 883 m, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2026-2028.
Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Lê Trọng Tấn với Quốc lộ 6 (thuộc địa bàn quận Hà Đông).
Dự án được kỳ vọng sẽ giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Tây Thủ đô.
Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao Lê Trọng Tấn - Quốc lộ 6 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự kiến gần 880 tỷ đồng.
Cầu vượt được thiết kế trên trục đường Lê Trọng Tấn - Văn Khê, với quy mô 4 làn xe cơ giới.
Tổng chiều dài cầu khoảng 883 m, gồm nhịp chính vượt qua nút giao và các nhịp dẫn hai đầu cầu, toàn bộ kết cấu được sử dụng bằng thép, đảm bảo độ bền, khả năng chịu lực cao và thi công nhanh.
Ngoài phần cầu chính, dự án còn bao gồm nhiều hạng mục hạ tầng đồng bộ như xén hè để mở rộng phần đường xe chạy, tổ chức lại giao thông, lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, đồng thời xây dựng và di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật, cây xanh nhằm đảm bảo an toàn giao thông và tạo mỹ quan đô thị.
Nút giao Lê Trọng Tấn - Quốc lộ 6 là một trong những điểm giao thông phức tạp và thường xuyên ùn tắc của Hà Nội.
Đây là điểm cắt giữa trục hướng tâm Lê Trọng Tấn - Văn Khê và tuyến Quốc lộ 6 (đường Quang Trung), đồng thời kết nối trực tiếp với đường Vành đai 3,5.
Với mật độ dân cư cao, cùng lưu lượng phương tiện lớn, đặc biệt trong giờ cao điểm, nút giao này thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và hoạt động logistics.
“Sáng nào đi làm tôi cũng phải ra khỏi nhà sớm hơn cả tiếng vì đoạn này thường xuyên tắc cứng, đặc biệt là lúc xe buýt nhanh BRT chạy qua. Tôi rất mong cầu vượt sớm được triển khai để việc đi lại bớt khổ. Có cầu vượt thì chắc chắn sẽ đỡ ùn tắc hơn nhiều”, anh Phạm Công (28 tuổi, ở quận Hà Đông) chia sẻ.
“Tôi thấy thành phố đang làm nhiều cầu vượt ở các điểm nóng, và nếu triển khai được ở đây nữa thì rất tốt. Hy vọng khi cầu xây xong, khu vực sẽ thông thoáng hơn, trẻ con đi học, người lớn đi làm cũng an toàn hơn”, chị Nguyễn Khánh Linh (ở quận Thanh Xuân) nói.
Hà Nội vừa duyệt đầu tư cầu vượt 4 làn xe nút Lê Trọng Tấn – Quốc lộ 6 dài 883m, dự kiến tổng vốn đầu tư gần 880 tỷ đồng, thực hiện giai đoạn 2026–2028, đảm bảo kết nối hạ tầng đồng bộ.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW về tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó xác định nhiệm vụ từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Muốn hiện thực hóa mục tiêu này, giải pháp gốc rễ là cần thay đổi cách dạy, cách học, cách thi, cách tổ chức toàn bộ hệ thống giáo dục ngoại ngữ hiện nay.
Dự án cầu vượt tại nút giao Lê Trọng Tấn - Quốc lộ 6 với tổng đầu tư gần 880 tỷ đồng gồm cầu thép 4 làn xe dài 883 m, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2026-2028.
Từ địa bàn cư ngụ ở cao nguyên với sắc thái văn hóa đặc thù và truyền thống “mẫu hệ”, phụ nữ Tây Nguyên đã phát huy tốt vai trò, có nhiều đóng góp trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW về tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó xác định nhiệm vụ từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Muốn hiện thực hóa mục tiêu này, giải pháp gốc rễ là cần thay đổi cách dạy, cách học, cách thi, cách tổ chức toàn bộ hệ thống giáo dục ngoại ngữ hiện nay.
Từ địa bàn cư ngụ ở cao nguyên với sắc thái văn hóa đặc thù và truyền thống “mẫu hệ”, phụ nữ Tây Nguyên đã phát huy tốt vai trò, có nhiều đóng góp trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.