Nữ sinh học giỏi chọn không học lớp 10

06/06/2023, 06:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong khi bạn bè đang tất tả cho kỳ thi lớp 10, Ngọc đang ở phòng với cọ, với phấn và say sưa đọc các tài liệu tiếng Anh về trang điểm.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT TPHCM những năm gần đây có số lượng lớn học sinh sau lớp 9 không tham gia kỳ thi lớp 10. Các em đã chủ động có những lựa chọn khác phù hợp hơn với bản thân và điều kiện gia đình như học nghề, học giáo dục thường xuyên, học trường tư thục hoặc đi du học. 

Cách đây 2 năm, thay vì theo học lớp 10, chàng trai Trương Quốc Bảo quyết định rẽ ngang đi học nghề trang điểm tại trường trung cấp Bách Nghệ. 

Trong thời gian học nghề, Bảo đã gắn bó với công việc trang điểm cho các nghệ sĩ tại trường quay với mức lương tầm 8 triệu đồng, chưa kể còn có thu nhập từ các show phát sinh. Vừa học nghề, vừa làm việc, nhân viên trang điểm này cũng tập trung cho mục tiêu tốt nghiệp THPT. 

Nữ sinh con nhà giàu, học giỏi chọn... rớt lớp 10 - 3

Chuyên viên trang điểm Trương Quốc Bảo vừa học nghề, vừa làm việc và học để tốt nghiệp THPT (Ảnh: L.L).

Theo Bảo khi đã xác định được đam mê, sở trường của mình thì con đường đi phía trước sẽ rõ ràng hơn. Trường hợp của Bảo, cậu nhận ra mình đam mê cái đẹp, thích lĩnh vực làm đẹp từ bé. Đến khi học THCS, cậu đã nhìn vào tiềm năng và cơ hội của công việc này trong tương lai nên xác định hướng đi của mình. 

Cần có định hướng rõ ràng 

Con đường học nghề trước đây thường bị "dán nhãn" dành cho học sinh không đủ năng lực đỗ lớp 10 hay theo học THPT. Nhưng thực tế hiện nay, không ít học sinh có học lực giỏi đã chủ động "rớt" lớp 10 để theo học nghề. 

Theo ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT TPHCM cho hay học nghề là một con đường mở cho học sinh. Học nghề không phải là do không đủ năng lực vào THPT mà đây là việc học sinh có thêm nhiều lựa chọn, nhiều con đường cho mình... 

Nữ sinh con nhà giàu, học giỏi chọn... rớt lớp 10 - 4

Học nghề sau THCS cần được định hướng rõ ràng (Ảnh minh họa: H.N).

Với rất nhiều trường hợp, theo ông Tân, học nghề sau THCS là lựa chọn tốt nhất vì đó là cơ hội để các em thể hiện bản thân, thử thách ở môi trường mình chủ động lựa chọn với lộ trình phù hợp với năng lực, đam mê và cả xu hướng xã hội. 

Hiệu trưởng một trường THCS ở quận 1, TPHCM chia sẻ, nhiều năm gần đây bà đã gặp những trường hợp học sinh học lực giỏi nhưng các em chọn không thi lớp 10 mà chọn đi học nghề. Có em học trang điểm, có em học nấu ăn..., có những em theo học nghề sau lớp 9 rất thành công, sự nghiệp phát triển. 

Tuy nhiên, theo nữ hiệu trưởng, để lựa chọn học nghề sau THCS các em cần xác định rõ được đam mê, năng lực bản thân từ sớm cùng những kế hoạch cụ thể cho hành trình mình đi. Tránh việc đam mê nhất thời có thể dẫn đến việc lựa chọn dang dở... 

Nhiều năm làm công tác quản lý trong các trường nghề, ThS Lê Hồng Việt, Trưởng phòng quan hệ doanh nghiệp và liên kết đào tạo Trường Trung cấp Bến Thành chia sẻ không ít học sinh học nghề sau lớp 9 thành công trong công việc, sớm đi làm có thu nhập, có lộ trình phát triển nghề nghiệp rất tốt.

Nữ sinh con nhà giàu, học giỏi chọn... rớt lớp 10 - 5

Học viên thực hành tại trường nghề (Ảnh: T.N).

Tuy nhiên, điều này chỉ đến với những trường hợp xác định đúng đam mê, định hướng của mình cùng quyết tâm lớn. Còn thực tế, theo ông Việt, học sinh sau THCS học nghề thường dễ "rơi rụng", ít bền vững hơn so với học sinh sau tốt nghiệp THPT theo học nghề do các em chưa xác định được sở trường, đam mê của mình.

Ông Việt nhấn mạnh, việc phân luồng sau THCS rất cần giúp học sinh hiểu rõ về bản thân, có định hướng cùng lộ trình rõ ràng để các em chủ động và tự nguyện lựa chọn. Chứ không đơn thuần là tập trung vào việc "loại" các em ra khỏi con đường học THPT bằng những kỳ thi khốc liệt. 

Theo dantri.com.vn
https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/nu-sinh-con-nha-giau-hoc-gioi-chon-rot-lop-10-20230605112112876.htm
Copy Link
https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/nu-sinh-con-nha-giau-hoc-gioi-chon-rot-lop-10-20230605112112876.htm
Bài liên quan
Không phải học nghề là 'chân lấm, tay bùn'
Theo các chuyên gia, giáo dục nghề nghiệp vẫn bị coi là thấp kém. Quan niệm học dốt mới đi học nghề là không phù hợp. 

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nữ sinh học giỏi chọn không học lớp 10