Ô nhiễm ánh sáng đe dọa thiên văn học

Nguyễn Minh | 10/05/2022, 10:14
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Khảo sát của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho thấy, trên quỹ đạo quay xung quanh Trái đất hiện có hơn 9.200 tấn vật thể nhân tạo.

Ông Gre Brown, nhà thiên văn học tại Đài quan sát Hoàng gia Anh, nhận định ô nhiễm ánh sáng là vấn đề lớn đối với các nhà thiên văn học.

Các kính thiên văn phải đối mặt với mức độ ô nhiễm ánh sáng rất lớn từ các chùm vệ tinh trong vài năm tới, gây khó khăn trong việc xử lý dữ liệu thiên văn. Điều này có thể khiến nhà khoa học có nguy cơ bỏ lỡ những khám phá quan trọng.

Ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu thiên văn học.

Vấn đề chung của nhân loại

Không chỉ nghiên cứu khoa học, các loài động vật hoang dã như bướm đêm, chim ác là, rùa biển đang bị suy giảm số lượng và chất lượng sống do tác động của ô nhiễm ánh sáng.

Những loài vật di cư chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ vấn đề trên vì ô nhiễm ánh sáng gây nhiễu loạn khả năng phán đoán và hành trình di cư của các loài vật.

GS Danny Steeghs, Trường Đại học Warwick, Anh, cho rằng cần có sự cân bằng giữa lợi ích của việc phóng vệ tinh và tác động của chúng.

“Các nhà thiên văn học có thể loại bỏ hoặc giảm bớt phần nào tác động trực tiếp của vấn đề ô nhiễm ánh sáng lên dữ liệu thiên văn nhờ kỹ thuật xử lý hình ảnh. Nhưng tất nhiên dữ liệu sẽ chính xác, hiệu quả hơn rất nhiều nếu không bị nhiễu loạn ngay từ đầu vì vấn đề ô nhiễm”, GS Danny bày tỏ.

Trên thực tế, một số công ty đã nỗ lực giảm tác động của vệ tinh nhân tạo trên bầu trời. Đơn cử, OneWeb phóng ít vệ tinh hơn so với đề xuất ban đầu và chọn vị trí dừng chân cao hơn dự kiến. Điều này đồng nghĩa giảm lượng ánh sáng từ vệ tinh trên bầu trời.

Ngoài ra, công ty đã nghiên cứu giảm độ sáng vệ tinh bằng cách sơn lớp phủ chống phản xạ, giúp giảm tới 50% tia Mặt trời phản chiếu. Tuy nhiên, không phải tất cả các bước sóng ánh sáng tán xạ đều được giảm bằng phương pháp này. Do đó, nghiên cứu thiên văn và đời sống của động vật hoang dã vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Các nhà khoa học cho rằng cần nhiều giải pháp hơn để giải quyết vấn đề ô nhiễm ánh sáng, đặc biệt trong bối cảnh các tập đoàn lớn tiếp tục kiểm soát không gian gần Trái đất.

Ủy ban Điều phối các mảnh vỡ không gian liên cơ quan (IADC) đề xuất hạ độ cao của vệ tinh và cho phép nó tự hủy khi không còn sử dụng. Bên cạnh đó, giảm các chất gây ô nhiễm không khí cũng có thể làm giảm đáng kể độ sáng tự nhiên của bầu trời và cải thiện tầm nhìn bầu trời đêm.

Nhận định ô nhiễm ánh sáng đang là vấn đề chung của toàn cầu, ông Fabio Falchi, Viện Khoa học và Công nghệ ô nhiễm ánh sáng, Italy, cho biết: Các mảnh rác vũ trụ phân bố khá đồng đều xung quanh hành tinh của chúng ta nên ô nhiễm ánh sáng hiện diện khắp mọi nơi. Các bên gửi vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ cần có trách nhiệm chung tay giải quyết vấn đề trên.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/o-nhiem-anh-sang-de-doa-thien-van-hoc-BgZ9Kal7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/o-nhiem-anh-sang-de-doa-thien-van-hoc-BgZ9Kal7g.html
Bài liên quan
Nguy cơ ô nhiễm từ dung dịch tẩy rửa
Trong nhiều năm, các nhà sản xuất dung dịch tẩy rửa thường thêm những chất hóa học vào sản phẩm. Nhờ đó, khiến những dung dịch này có mùi thơm.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ô nhiễm ánh sáng đe dọa thiên văn học