Liên quan phí "bôi trơn" này, tại phiên xét hỏi ngày 28-10, Hữu khai trước khi đưa xăng lậu vào Việt Nam phải báo, gọi điện cho cảnh sát biển, biên phòng. Khi họ cho phép thì tàu chở xăng lậu mới được vào.
Trong khi đó, về việc góp vốn nhập xăng, điều động tàu, bị cáo Đào Ngọc Viễn khai sau khi góp vốn với bị cáo Phan Thanh Hữu thì việc điều động thuyền trưởng 2 tàu này đưa xăng về Việt Nam đều do Hữu đảm nhận. Tiếp đó, Hữu dùng điện thoại vệ tinh để thông báo cho thuyền trưởng khi đưa xăng lậu vào Việt Nam.
Theo cáo trạng, tháng 5-2019, bị cáo Phan Thanh Hữu cùng nhóm của Đào Ngọc Viễn thỏa thuận góp vốn để nhập lậu xăng dầu với tổng số vốn hai đợt 53,4 tỉ đồng.
Trong số đó, Hữu góp 40%, nhóm của Viễn góp 60% (Viễn góp 10%, ba người khác góp 50%), ăn chia theo tỉ lệ 4-6.
Viễn là người giới thiệu và đưa danh thiếp chủ hàng ở Singapore cho Hữu liên hệ mua hàng. Hữu có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng để bán xăng nhập lậu và quan hệ với các lực lượng chức năng để đưa hối lộ.
Từ tháng 3-2020 đến tháng 2-2021, Hữu cùng đồng phạm đã vận chuyển 48 chuyến với hơn 198 triệu lít xăng, tổng giá trị hơn 2.596 tỉ đồng. Riêng bị cáo Hữu hưởng lợi hơn 156,2 tỉ đồng.