Không chỉ vậy, hiện nay có nhiều bộ sách học sinh và giáo viên có thêm nhiều học liệu nghiên cứu, tuy nhiên để bỏ chi chi phí mua hết tất cả các bộ sách sẽ rất tốn kém, khi sử dụng phiên bản điện tử sẽ tiết kiệm được chi phí đó rất nhiều”, cô Luyện nói thêm.
Đánh giá về hình thức của sách giáo khoa chương trình GDPT 2018, cô Luyện cho biết: “Về hình thức, thiết kế sách giáo khoa mới đẹp, bắt mắt, tác động tích cực đến người đọc về thẩm mĩ.
Về học liệu, đa dạng, phù hợp phát triển năng lực người học. Sách giáo khoa thiết kế đảm bảo tính khoa học, chuẩn xác của nội dung tri thức, có chỉ dẫn cụ thể giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất.
Sách giáo khoa hiện nay được trình bày, thiết kế đẹp mắt hơn. Ảnh HN. |
Nội dung trong chương trình có hướng đến mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh qua mỗi bài học.
“Để tiếp thu và phát huy các năng lực đó đòi hỏi học sinh phải rèn luyện tốt phương pháp tự học, năng lực hợp tác nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin bên cạnh nắm vững tri thức trong sách giáo khoa đưa ra”, cô Luyện nhấn mạnh.
Cô Luyện cũng cho biết thêm, hiện nay khi có nhiều bộ sách giáo khoa sẽ giúp nhà trường, giáo viên, học sinh có thêm nguồn học liệu để học mở rộng, tự học; Có thể so sánh giữa các bộ sách khi học cùng một chủ đề, từ đó phát triển tư duy khoa học, tư duy phân tích, phản biện. Đa dạng hóa nguồn tri thức cho học sinh.
Theo chia sẻ của nữ sinh Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 10 (quận Long Biên, TP. Hà Nội): “Hiện nay, khi thời đại công nghiệp 4.0 đòi hỏi người học phát phát triển toàn diện do đó tích hợp cả sách giáo khoa điện tử rèn cho chúng em kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt thể hiện rõ nhất là môn tiếng Anh.
Đối với môn tiếng Anh ngoài sử dụng sách giáo khoa phiên bản cứng, em còn sử dụng thêm phiên bản điện tử để luyện các bài nghe thay vì phải sử dụng đài hoặc máy tính có ổ đĩa để nghe các bài nghe”.