Để có kết quả trên, ngành nhận thấy ngoài sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ban ngành đoàn thể, các thầy cô giáo và các em học sinh thì cha mẹ học sinh, cũng là yếu tố quan trọng để góp nên những thành công đó.
Đồng thời khẳng định hoạt động giao lưu học sinh dân tộc thiểu số là chuỗi hoạt động giáo dục ngoài giờ nhằm tổ chức cho học sinh trải nghiệm, nâng cao kĩ năng giao tiếp, hợp tác, phát triển tối đa phẩm chất, năng lực của học sinh.
Thông qua các nội dung giao lưu học sinh dân tộc thiểu số từ 4 huyện Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương đã tự tin, tài giỏi, thể hiện năng khiếu và tìm hiểu về kĩ năng sử dụng công nghệ số, kĩ năng phòng tránh tệ nạn xã hội.
Học sinh được học tập qua trải nghiệm thực tế. |
Hội thi cũng đưa ra được các thông điệp để học sinh luôn biết cách tự bảo vệ mình và an toàn ở trường, nhà, nơi công cộng. Ngoài ra các em còn biết cách đẩy mạnh hoạt động của câu lạc bộ sáng tạo xã hội trong trường học và trong cộng đồng; tuyên truyền để cộng đồng, cha mẹ, chính quyền địa phương ủng hộ và tham gia những hoạt động của nhà trường…
Thay mặt lãnh đạo Sở GD&ĐT, ông Nguyễn Thế Dũng cảm ơn tổ chức UNICEF tại Việt Nam, Ban quản lý các dự án Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ cho hoạt động này; các doanh nghiệp, cá nhân đã hỗ trợ cho học sinh các phần quà vô cùng ý nghĩa…
Kết thúc giao lưu, Ban tổ chức trao 4 giải đồng đội và 40 giải cá nhân. Giải đồng đội có màn chào hỏi ấn tượng nhất thuộc về huyện Bắc Hà; Giải trả lời thông minh nhất thuộc về đội Mường Khương; đội có phần du lịch qua màn ảnh nhỏ sáng tạo nhất thuộc về Si Ma Cai; đội có phần tuyên truyền xuất sắc nhất là Sa Pa.