Động lực cũng mang lại cho Gia Hà một trải nghiệm độc đáo khi học tập tại Mỹ. Không giống như các sinh viên ngoại quốc khác, nữ sinh chưa bao giờ gặp rắc rối trong việc hòa nhập với mọi người.
Sự tự tin đầy mạnh mẽ.
Mặc dù bề ngoài trông mềm mại và yếu đuối, nhưng sâu bên trong, Gia Hà lại tràn đầy sự hào phóng và niềm chân thành. Vào năm 18 tuổi, cô đã học được bài học đầu tiên của cuộc sống bậc đại học của mình.
Theo đó, trong lớp học minh họa, Gia Hà phát hiện ra rằng mặc dù tranh của mình đẹp hơn so với bạn bè người Mỹ khác và trên thực tế, cô cũng thường phát biểu, trao đổi tích cực trong lớp, nhưng điểm kiểm tra giữa kỳ của Gia Hà chỉ ở mức B+, và những người khác trong lớp ngoại trừ cô và bạn cùng phòng - hai người châu Á, đều đạt điểm A.
Gia Hà tức giận, bắt đầu gặng hỏi giáo sư lớp minh họa của mình. Sau khi kiểm tra kỹ càng, kết quả của Gia Hà đã thay đổi lên A+.
Từ B+ lên A+, đằng sau sự cải thiện điểm số đáng kể đấy là phản ứng mạnh mẽ của Gia Hà đối với "sự bất công". Điều này cũng khiến cô hiểu rằng làm việc chăm chỉ một mình không thể giải quyết tất cả các vấn đề trước mắt, và chỉ có sự tự tin và sức mạnh từ trong ra ngoài mới có thể giúp cô có được sự tôn trọng mà bản thân xứng đáng đạt được.
Gia Hà trong bài đánh giá kiến trúc
Đối xử với các giáo sư như đối tác trong một dự án chung.
Gia Hà nhớ lại câu chuyện ở thời trung học, một lần bạn thân của mình không nộp bài tập về nhà, và giáo viên đã vô cùng tức giận và nói bạn thân của cô rằng tốt nhất là không nên mơ mộng thi vào trường cấp 3 hàng đầu.
Bất ngờ thay, chính chủ bị giáo viên chỉ trích lại không hề tức giận, mà Gia Hà lại là người phản ứng mạnh nhất. Cô đứng dậy và mạnh mẽ nói: "Là giáo viên, cô không nên nói những lời như vậy với học trò".
Dù ở trong nước hay ngoài nước, những chuyện mâu thuẫn nhỏ giữa thầy và trò chắc chắn đã phá vỡ hình ảnh thầy cô là "người có thẩm quyền tối cao" trong lòng Gia Hà. Theo quan điểm của cô, giáo viên và học sinh giống như đối tác hơn.
Trước câu hỏi "Tại sao một giáo viên lại thích dạy học?", cô nói: "Một mặt, có thể họ thực sự yêu thích ngành giáo dục. Mặt khác, họ có thể lấy cảm hứng từ sinh viên và thúc đẩy lẫn nhau. Do đó, một mối quan hệ thầy trò tốt nên là một sự giao tiếp bình đẳng giữa hai bên, thay vì nói rằng bạn phải đến và dạy tôi cách làm việc cũng như ngược lại".
Cũng chính ý tưởng giao tiếp tự nhiên này cho phép Gia Hà nhanh chóng hòa nhập và làm quen với các giáo sư dạy mình khi học ở nước ngoài. Thậm chí, đôi khi khi áp lực trong cuộc sống hay học tập, cô thậm chí sẽ gọi cho các giáo sư của mình và òa lên khóc. Trong thâm tâm, cô đến Mỹ một mình, không có gia đình bè bạn, lúc này cô cũng không khóc với Giáo sư, thì còn ai nữa?
Gia Hà trò chuyện với các giáo sư
Là một kiến trúc sư tương lai, Gia Hà không tán thành việc sinh viên xuất bản các tác phẩm trước và sau đó thảo luận với các Giáo sư, điều này sẽ giới hạn việc sáng tạo của sinh viên rất nhiều. Có lẽ Gia Hà đã quá quen với việc liên tục sửa đổi tác phẩm của mình trong khi trò chuyện với giảng viên. "Tôi luôn rút một mảnh giấy và vẽ trực tiếp những ý tưởng thu được trong khi nói chuyện với các Giáo sư, giống như tôi làm bài tập về nhà trong khi thể hiện sự sáng tạo của riêng mình", cô nói.
Tất nhiên, để trao đổi tốt như vậy phải ít nhiều dựa trên sự tự tin của Gia Hà và cả sự chuyên nghiệp của cô nữa. Để vẽ bản vẽ thiết kế kiến trúc ưng ý, cô dường như ngủ rất ít, ăn uống thất thường, ngón tay thì đầy sẹo do làm việc quá nhiều...
Có lần đang làm mẫu cho thiết kế của mình, vì quá mệt nên cô đã vô tình cắt đứt nửa đầu ngón tay, máu chảy hàng dài. Nhưng sau khi băng bó máu được cầm lại, Gia Hà ngay lập tức quay trở lại công việc.
Theo quan điểm của Gia Hà, cuộc sống là một cuộc chiến liên tục, một giây bạn cảm thấy "Tôi đã thành công", nhưng giây tiếp theo một tai nạn có thể đến gõ cửa. Đừng để bản thân cuốn theo những thành tựu phù du, và đừng để bị nghiền nát bởi những thất bại. Một tư duy ổn định có thể duy trì niềm đam mê theo đuổi ước mơ của bạn trong một thời gian dài hơn.
Mặc dù vậy, những sinh viên ưu tú như Gia Hà vẫn cảm thấy... không hạnh phúc sau một năm học tập ở Harvard. Cô chia sẻ, việc thay đổi môi trường học tập và tìm kiếm nguồn tri thức có thể giúp chúng ta mở rộng cơ hội tiếp cận với thế giới hơn, nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể rơi vào "một vòng tròn kỳ lạ mang tên thành công".
"Mọi người luôn có so sánh sự giỏi giang, xuất chúng với sinh viên Harvard nhưng...", Gia Hà ngập ngừng.
Nhiều sinh viên tại Harvard có cảm giác rõ ràng về hai lằn ranh chiến thắng và thất bại: "Trong mắt mọi người, việc nói chuyện với Hiáo sư về bản thân và cả những mong muốn của mình là một nguồn tài nguyên hiếm có khó tìm. Bạn không thể chỉ ngồi đó. Tất nhiên, cá nhân tôi cảm thấy Harvard cũng sẽ ưu tiên những sinh viên hướng ngoại và có 'cá tính' nhất định khi trúng tuyển".
Chính điều này cũng làm tăng sự cạnh tranh giữa các sinh viên, và hầu như tất cả họ đều chạy thật nhanh trong hành trình chinh phục tri thức của mình... đầy tuyệt vọng. "Các sinh viên xung quanh tôi quá giỏi, và tài nguyên của Harvard thực sự quá nhiều, quá tốt, điều này cũng mang lại cảm giác rằng nếu bạn không tìm kiếm nó và không nắm bắt được nó, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều thú vị của nhân loại".
Lớp học thiết kế kiến trúc Harvard
Nhiều bạn bè cảm thấy rằng Gia Hà ngày càng trở nên giống như "một khuôn mẫu tiêu chuẩn cho sinh viên Harvard".
Nhưng càng giống một "sinh viên Harvard", Gia Hà càng trở nên kém tự tin. Nhiều lúc xuống cầu thang tại Harvard, cô phải hít thở sâu ba lần. Việc ăn uống ngủ nghỉ của cô bị rối loạn, và đều như tăm tắp, cô luôn thức dậy vào lúc bốn, năm giờ sáng. Chỉ vì... cô không dám dừng lại dù nhiều lúc mệt nhoài.
Điều tồi tệ hơn, sau khi làm việc chăm chỉ, cô nàng cảm nhận rõ sự hỗn loạn trong mình. Gia Hà phát hiện ra rằng Harvard là một điều không tưởng, một nơi lý tưởng nhưng cũng là nơi khiến sinh viên dễ dàng tuyệt vọng, "lăn lộn" để rồi lại lạc lối. Các lớp học và phương tiện truyền thông xã hội của Harvard thường "khuyến khích" sinh viên vẽ những bức vẽ thật đẹp, thật hoàn mỹ, nhưng hiếm khi nào họ dạy sinh viên cách trở thành một kiến trúc sư và nhà thiết kế giỏi có thể bước vào một xã hội đầy biến động ngoài kia.
"Để trở thành một kiến trúc sư giỏi đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Ví dụ, bạn cần biết cách nói chuyện với khách hàng, trình bày ý tưởng của bạn cho khách hàng và thậm chí quản lý dòng tiền. Nhưng trong lớp học Harvard, mình cảm thấy bản thân chỉ vừa mới thay đổi về nội dung và cách thức học tập so với trước, chứ nó vẫn khác xa so với thực tế", Hà nói.
Ngay cả khi là một sinh viên thiết kế kiến trúc Harvard, rất có thể sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ làm công việc lặp đi lặp lại giống như Hà đã làm trong kỳ thực tập đại học trước đây - liên tục thiết kế nhà vệ sinh cho các khách hàng giàu có.
Cô nàng tâm sự: "Tôi thực sự cảm thấy thất vọng. Sau rất nhiều lần đọc về Harvard, tôi thực sự muốn sử dụng kiến trúc để làm điều gì đó giúp đỡ người khác, thay vì làm cho người giàu giàu hơn hoặc cuộc sống của người giàu tốt hơn như bây giờ".
Đôi khi, Gia Hà cũng tiết lộ sự do dự và bối rối của mình khi trò chuyện với các Giáo sư. May mắn thay, ai cũng thấu hiểu tâm tư của cô.
Nhằm thực hiện một số thay đổi, Rick Peiser - giáo sư kiến trúc tại Harvard, đã mời Gia Hà làm giám đốc khóa học bất động sản sau khi lắng nghe ý tưởng thành lập Trường hè Harvard của cô.
Từ việc thiết kế các khóa học tự chọn, các khóa học bắt buộc, đến khi kết thúc khóa học hè 2 tuần sau đó, Gia Hà đã nỗ lực rất nhiều. Trong thời gian đó, ngày nào cô cũng phải trả lời hơn 100 tin nhắn, nghe điện thoại liên tục cứ 5 phút một lần và điện thoại di động của cô luôn quanh quẩn ở mức 10% pin. Một số Giáo sư cũng công nhận sự đổi mới giảng dạy của Gia Hà, và một số giáo sư khác thì đề nghị cô ghi lại bài giảng rồi chia sẻ nó với nhiều Giáo sư ở khu vực xung quanh.
Cô tâm niệm, trong những thăng trầm, một sự thay đổi tư duy cũng có thể mang lại những hiểu biết mới cho chính bạn. Cho dù cô ấy có trở thành một kiến trúc sư trong tương lai hay không, cô ấy sẽ sử dụng các nghiên cứu kiến trúc như một cách để rèn luyện tư duy và khả năng của mình. Thay vì bị cuốn vào cái gọi là thành công và danh tiếng, hãy chạy về phía trước và nỗ lực hơn từng ngày.
Gia Hà nhận ra rằng đằng sau hào quang của sinh viên Harvard cũng là một trách nhiệm. Cô hy vọng rằng mình có thể mang lại hạnh phúc cho nhiều người hơn thông qua kiến trúc:
"Là một sinh viên Harvard, nếu bạn đã có một số ảnh hưởng và thực sự có thể làm điều gì đó thay đổi hiện trạng, tại sao không?".
Nguồn: Sohu