Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sảy thai.
Một số bài thuốc từ cây cỏ mực
Giảm phì ẩm (thuốc giảm béo)
Cỏ nhọ nồi 15g, hãm nước sôi, uống thay trà. Dùng cho người thừa cân béo phì.
Chỉ huân ẩm (thuốc nhức đầu)
Cỏ nhọ nồi 10g, thục địa 12g, đương qui 10g, thanh khao 6g, xuyên khung 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sớm tối. Dùng cho bệnh huyết hư đầu váng.
Tiêu khát ẩm (thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường, suy nhược cơ thể)
Cỏ nhọ nồi 10g, nữ trinh tử 10g, lư căn tươi 30g, ô mai 5 quả, mạch môn đông 10g, nam sa sâm 10g, ngọc trúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hồng táo, nhọ nồi thang (thuốc hỗ trợ điều trị viêm dạ dày)
Cỏ nhọ nồi 12g, táo tầu 10 quả. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sớm tối. Dùng cho người loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết..
Thổ huyết ẩm (thuốc cầm máu)
Cỏ nhọ nồi 12g, sinh địa 15g, nữ trinh tử 12g, phục linh 12g, đương qui 9g, mai ba ba 30g bạch thược 12g, tiên hạc thảo 15g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thuốc an thần khi mãn kinh
Cỏ nhọ nồi 10g, sinh địa 12g, hồng hoa 9g, hoa cúc 9g, bạch thược 12g, hoàng cầm 9g, ngưu tất 9g, đương qui 9g, nữ trinh tử 9g, xuyên khung 6g, lá dâu 9g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa các bệnh tổng hợp khi sạch kinh, trước khi hành kinh có tâm trạng căng thăng, người bệnh thấy nhức đầu, phiền táo dễ nổi giận, ngủ không ngon giấc, mặt đỏ tía tai, triều nhiệt độ mồ hôi...
Bài viết trên đây đã giải đáp những băn khoăn về "Cây cỏ mực có tác dụng gì?". Thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng cây cỏ mực để chữa bệnh.