Ăn cà xổi còn vị cay và hăng nồng thường là hàm lượng nitrat chuyển hóa thành nitrit do vi sinh vật trong nước dưa cà muối tác động, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
"Một số nơi người dân vẫn ăn cà xanh muối xổi, trong khi thói quen này không an toàn, gây nguy hại. Cà muối xổi chưa được lên men, chưa đủ độ chua dễ gây ngộ độc", ông Thịnh nói.
Không chỉ cà pháo muối xổi mà cà muối chua cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho cơ thể. Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện dinh dưỡng quốc gia, cà muối thường mặn, việc ăn quá mặn và ăn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới huyết áp và tim mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hoá.
Cà thường được người dân muối trong thùng sơn, đồ nhựa tái chế. Thùng sơn khi tận dụng vẫn còn lưu lại các chất phụ gia, chất tạo màu, dung môi... từ sơn. Dưới tác động của acid, muối, các chất phụ gia sẽ thôi nhiễm, thấm ngược vào thực phẩm gây nguy hiểm.
Bên cạnh đó, cà muối trong môi trường kín khí có thể sản sinh ra độc tố botulinum, độc tố cực độc, nguy hiểm đến tính mạng.
Ăn nhiều cà muối còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do có chất nitrosamin.
Các chuyên gia lưu ý người dân chỉ ăn khi cà đã chín đều, không ăn cà muối xổi. Tuy ngon và hấp dẫn nhưng cũng chỉ nên ăn 4-5 quả cà muối trong một bữa. Hơn nữa, cà pháo muối là món ăn mặn, không tốt cho sức khỏe người bình thường, chứ chưa nói đến nhóm bị bệnh mạn tính, tăng huyết áp.
Mặc dù canh cua là món ăn ngon, hấp dẫn, bổ dưỡng trong mùa hè nhưng chuyên gia khuyên các gia đình cũng chỉ ăn 3-4 bữa/tuần. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các món khác để bữa ăn thêm đa dạng.