Nhà sản xuất KHI cũng nhấn mạnh rằng, thiết kế mô đun cho phép tên lửa có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ với cấu hình tải trọng khác nhau. Chúng có thể bao gồm các cấu hình tấn công trên bộ, tác chiến điện tử và thậm chí cả trinh sát.
Tên lửa sẽ được dẫn đường bởi hệ thống dẫn đường quán tính (INS); hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong giai đoạn hành trình và sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại (IR) hoặc tần số vô tuyến (RF) để tìm kiếm, hướng dẫn thiết bị đầu cuối. Việc ghép nối các đầu dò hồng ngoại và radar sẽ giúp tên lửa ít bị tổn thương trước các biện pháp đối phó của đối phương, đồng thời sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả tấn công mục tiêu.
Kể từ năm 2017, Nhật Bản đã thúc đẩy việc sản xuất các tên lửa hành trình chống hạm mới của riêng nước này với tầm bắn mục tiêu tương tự như tên lửa hành trình Tomahawk, TLAM của Mỹ.
Ngoài ra, từ tháng 4 năm nay, Nhật Bản đã ký hợp đồng với Mỹ mua 400 tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk, dự định trang bị cho các tàu ngầm của nước này từ năm 2025 đến 2030.
Việc Nhật Bản phát triển tên lửa, tàu chiến mới và các loại vũ khí tấn công khác không chỉ nâng cao khả năng phòng thủ của quân đội nước này mà còn là sự răn đe của Tokyo trước các mối đe dọa tiềm tàng.