Thi tốt nghiệp THPT 2025 nên có 2 loại đề môn lịch sử

Hồ Sỹ Anh | 24/02/2023, 08:49
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như thế nào đang được sự quan tâm của hàng triệu học sinh, phụ huynh, giáo viên và trường THPT.

Từ khi có Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ đã được cải tiến liên tục.

Năm 2014 là năm đầu tiên cải tiến thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, TS dự thi 4 môn (giảm 2 môn), trong đó 2 môn bắt buộc là toán và ngữ văn, 2 môn do TS tự chọn trong số các môn (lý, hóa, sinh, sử, địa, ngoại ngữ). Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sau đó vẫn tổ chức theo phương án 3 chung.

thi-tot-nghiep-2.jpeg

Hai năm 2015, 2016, kỳ thi tốt nghiệp thành kỳ thi THPT quốc gia (kỳ thi 2 trong 1), nhằm mục đích: dùng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT; cung cấp thêm thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông; cung cấp dữ liệu để tuyển sinh ĐH, CĐ. TS phải dự thi 4 môn, gồm 3 môn bắt buộc toán, ngữ văn và ngoại ngữ, 1 môn tự chọn trong số các môn (lý, hóa, sinh, sử và địa). Điểm xét tốt nghiệp có sự tham gia 50% điểm trung bình cả năm lớp 12.

Về tổ chức thi, chia làm 2 loại cụm thi: TS chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp thi tại cụm thi địa phương, do Sở GD-ĐT chủ trì; TS dự thi để xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH thi tại các cụm thi do trường ĐH chủ trì, phối hợp với các Sở GD-ĐT.

Giai đoạn 2017 - 2019: Tiếp tục kỳ thi THPT quốc gia, với 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là khoa học tự nhiên (lý, hóa, sinh), khoa học xã hội (sử, địa, giáo dục công dân đối với TS học chương trình giáo dục THPT; tổ hợp các môn sử, địa đối với TS học chương trình GDTX). Tất cả các bài thi theo hình thức trắc nghiệm, trừ môn ngữ văn. Việc tổ chức thi do địa phương chủ trì, phối hợp các trường ĐH, CĐ; mỗi địa phương 1 hội đồng thi.

Giai đoạn 2020 - 2022: kỳ thi trở thành kỳ thi tốt nghiệp THPT theo luật Giáo dục 2019. TS dự thi 5 bài thi; điểm xét tốt nghiệp có sự tham gia 30% điểm trung bình cả năm lớp 12.

Đặc biệt, hai năm 2020 và 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trường học nhiều nơi phải đóng cửa, chuyển sang dạy và học trực tuyến, nhưng Bộ GD-ĐT vẫn quyết định tổ chức thi tốt nghiệp THPT, chia làm 2 lần.

Tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng giao cho các trường tự chủ, với nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau như xét tuyển theo học bạ, xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả điểm thi đánh giá năng lực, tuyển thẳng ĐH theo quy định của Bộ hay theo quy định riêng của các trường... Nhờ đó, tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT giảm, làm giảm áp lực cho TS rất nhiều.

Thi tốt nghiệp ngày càng giảm áp lực

Mặc dù còn nhiều bất cập như tiêu cực gian lận xảy ra ở 3 tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La năm 2018, đề thi có năm dễ nên xảy ra "mưa điểm 10" điểm trúng tuyển ĐH trên 30 điểm, tuyển sinh bằng điểm học bạ nên nạn "xin điểm, chạy điểm" xảy ra..., nhưng thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ giai đoạn 2014 - 2022 đã có nhiều cải tiến.

Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH ngày càng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội: TS được quyền lựa chọn tổ hợp dự thi theo khả năng và định hướng nghề nghiệp; tuyển sinh nhiều phương án và tuyển sinh sớm nên giảm áp lực cho thi tốt nghiệp; tuyển sinh ĐH có xét đến chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đã thúc đẩy chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH đã đi vào ổn định, được người dân, xã hội đồng tình, đánh giá cao. Các trường ĐH tin tưởng kết quả kỳ thi, có trường đã dành đến 70% chỉ tiêu theo phương thức xét điểm thi. Tỷ lệ nhập học theo các phương thức xét tuyển của năm 2022 như sau: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT cao nhất, chiếm (52,38%), xét kết quả học tập THPT (36,24%), sử dụng phương thức khác (4,10%), xét tuyển thẳng theo đề án của cơ sở giáo dục ĐH (1,93%), xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy (1,34%).

Phân luồng học sinh sau THPT ngày càng hiệu quả, tỷ lệ học sinh chọn giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng. Kết thúc đợt 1 tuyển sinh ĐH năm 2022 đã có hơn 100.000 TS trúng tuyển nhưng không nhập học mà tham gia học giáo dục nghề nghiệp (kể cả TS đạt điểm cao), đi du học, trực tiếp lao động ở trong nước và xuất khẩu lao động nước ngoài.

Theo thanhnien.vn
https://thanhnien.vn/thi-tot-nghiep-thpt-2025-nen-co-2-loai-de-mon-lich-su-18523022313262604.htm
Copy Link
https://thanhnien.vn/thi-tot-nghiep-thpt-2025-nen-co-2-loai-de-mon-lich-su-18523022313262604.htm
Bài liên quan
Lịch sử là môn bắt buộc khi thi tốt nghiệp THPT: Mới chỉ là phương án dự kiến!
Bộ GD&ĐT khẳng định, Lịch sử là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mới chỉ là phương án dự kiến, cần được lấy ý kiến rộng khắp.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thi tốt nghiệp THPT 2025 nên có 2 loại đề môn lịch sử