Kể từ đó, dân làng làm theo lời chỉ dẫn của ông lão. Quái thú Nian cũngkhông bao giờ quay trở lại. Câu chuyện được truyền miệng qua hàng ngàn năm ở Trung Quốc, dần dần hình thành phong tục đón năm mới.
Việc treo những câu đối đỏ trên cửa nhà trong dịp Tết đã trở thành phong tục truyền thống của người Trung Quốc. Đường phố vang lên tiếng trống và tiếng pháo nổ. Những chiếc đèn lồng được treo ở khắp nơi trên phố. Các hoạt động truyền thống này nhằm tái hiện câu chuyện thời xa xưa để xua đuổi quái thú Nian.
Tết Nguyên đán ở Trung Quốc cũng được gọi là "Guo Nian", nghĩa là vượt qua năm mới, ám chỉ rằng đã trải qua một năm xua đuổi thành công quái thú.
Những câu đối được dán bằng giấy đỏ trên một cánh cửa ở Bắc Kinh dịp năm mới. Ảnh: CGTN.
Theo The World of Chinese, đối với một truyền thuyết được cho là đã khai sinh ra rất nhiều phong tục trong dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, điều kỳ lạ là không có bất cứ tài liệu nào trong lịch sử đề cập tới một quái vật giống như Nian.
Sơn Hải Kinh - cuốn sách cổ của Trung Quốc tổng hợp về địa lý, thần thoại và các sinh vật huyền bí từng đề cập đến một con quái vật gần tương tự Nian. Các phiên bản sớm nhất của cuốn sách có thể đã xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 4 TCN. Nhưng nó bắt đầu được lưu truyền rộng rãi kể từ thời nhà Hán.
Trong số 277 sinh vật thần thoại được mô tả trong cuốn sách, có một sinh vật giống khỉ được gọi là Shan Xiao. Nó có khuôn mặt như người, bộ lông màu đen và phát ra tiếng cười khi nhìn thấy con người. Shanxiao sống trong rừng và nếu bị con người xâm nhập lãnh địa, nó sẽ trả thù bằng cách tàn phá làng mạc, ăn trộm ngũ cốc. Để đối phó, người xưa xua đuổi Shan Xiao bằng cách đánh cồng và đốt pháo.
Theo The World of Chinese, dựa trên truyền thuyết và ghi chép lịch sử trong cuốn Sơn Hải Kinh, quái vật gây ra nỗi khiếp sợ cho con người thời xa xưa ở Trung Quốc có thể là những con khỉ to lớn. Con người khi đó có thể đã bắt đầu cạnh tranh môi trường sống với các loài linh trưởng ở vùng hoang dã.
Những kẻ săn mồi đáng gờm như gấu hay hổ dường như không phải là Nian dù chúng có hình ảnh tương đồng. Đó là vì những sinh vật này thường ngủ đông và ít hoạt động trong những tháng mùa đông lạnh giá.
Truyền thuyết cũng là một lời nhắc nhở về việc con người thời cổ xưa từng sống trong môi trường tự nhiên với những rủi ro ra sao và đã phải vượt qua những khó khăn như thế nào để có thể sống sót qua một năm mới.
____________________
Thời nhà Minh, Minh Thành Tổ Chu Đệ từng ví hươu cao cổ với kỳ lân. Vậy kỳ lân là sinh vật huyền thoại có nguồn gốc như thế nào? Mời độc giả đón đọc bài dài kỳ 2 xuất bản 19h ngày 10/2.
XEM THÊM CÁC KỲ
1