"Nghiên cứu trong ống nghiệm, tức là lấy virus trộn vào thuốc, rồi đợi một thời gian mang đi xét nghiệm PCR. Vậy theo nguyên lý của sinh học phổ thông, virus đã tự chết nên kết quả chưa nói được gì nhiều. Như vậy, chúng ta trộn thuốc đông y với virus 100 PFU (tức là 100 con virus). Sau thời gian nhất định xét nghiệm PCR, thấy chỉ còn 10 PFU (tức là đã biến mất 90 con virus), chưa thể vội vàng khẳng định thuốc đã ức chế hay tiêu diệt virus thành công", bác sĩ Trần Văn Phúc chia sẻ.
4 - 6 tháng để biết hiệu quả
Theo bác sĩ Phúc, để biết thuốc có hiệu quả không, việc chờ nghiên cứu trên cơ thể người là yếu tố bắt buộc. Nhận định về quá trình thử nghiệm, bác sĩ Phúc cho rằng, do là thuốc chiết xuất từ 28 thảo dược quen thuộc, nên Vipdervir có thể được bỏ qua giai đoạn 1. Điều này có nghĩa là không cần đánh giá tính an toàn trên người tình nguyện.
"Giai đoạn 2 sẽ là thử nghiệm đánh giá khả năng giảm tải lượng virus của thuốc, kết hợp thêm đánh giá tính an toàn. Từ đó, chọn liều tối ưu. Giai đoạn này sẽ chọn cỡ mẫu bệnh nhân chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất đối chứng, chỉ điều trị theo phác đồ nền. Nhóm thứ hai, điều trị theo phác đồ nền cùng với thuốc. Kết thúc nghiên cứu, so sánh tải lượng virus theo thời gian ở hai nhóm. Nếu có bằng chứng thuốc tác dụng thì sẽ tiếp tục nghiên cứu với liều tối ưu", bác sĩ Phúc chia sẻ.
Giai đoạn 3 sẽ chọn cỡ mẫu bệnh nhân lớn chia thành hai nhóm. Nhóm chứng điều trị phác đồ nền. Nhóm nghiên cứu có điều trị phác đồ nền kèm theo thuốc. Kết thúc nghiên cứu, so sánh tải lượng virus theo thời gian ở hai nhóm, các kết quả lâm sàng khác.
"Như vậy, để biết thuốc thảo dược Vipdervir có tác dụng điều trị Covid-19 hay không, chúng ta sẽ phải chờ thời gian ít nhất 4 - 6 tháng nữa", bác sĩ Trần Văn Phúc nhận định.