Trẻ hóa bệnh tiểu đường: Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Phạm Hoa | 27/10/2023, 08:42
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Khi cảm thấy buồn nôn, khát nước, chân tay tê bì, vết thương lâu lành, người trẻ cần chủ động đến ngay cơ sở y tế kiểm tra

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là một tình trạng bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.

Nguyên nhân là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định có thể thiếu thậm chí thừa. Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh chia ra các loại đái tháo đường: týp một, týp 2, thứ phát và đái tháo đường thai kỳ.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường có thể xảy ra đối với bất cứ đối tượng nào. Bạn có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nói về các triệu chứng bạn gặp phải, yếu tố di truyền, các loại thuốc đã uống và các dị ứng bạn gặp phải.

Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, bác sĩ quyết định cho bạn một xét nghiệm. Có một số xét nghiệm dễ dàng chẩn đoán tiểu đường.

benh-tieu-duong.png
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường

Tập thể dục như thế nào?

Tập thể dục được xem là liều thuốc bổ cho những người bị bệnh tiểu đường. Thể dục sẽ làm cho nhịp tim điều hòa, mạnh mẽ và làm lượng đường trong máu dễ kiểm soát hơn.

Các nhà khoa học còn cho biết, tập thể dục còn làm các insulin gia tăng hiệu năng tiếp dẫn chất đường và các tế bào. Những người bị bệnh tiểu đường nên chọn những môn thể dục thể thao cần hoạt động tay chân nhiều như chạy, đi bộ, bơi lội, đạp xe...

Mỗi tuần nên tập 3-5 lần, mỗi lần từ 30-60 phút. Nên duy trì các buổi tập thường xuyên. Tuyệt đối không tham gia vào những môn thể thao phải gồng mạnh hoặc sử dụng quá nhiều lực như tạ, nằm sấp chống tay, xà ngang, chạy tốc độ. Tốt nhất là bạn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bước vào tập luyện.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Thực phẩm và chế độ dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Người bị bệnh tiểu đường cần tuân thủ các điều sau đây:

Kiêng chất béo. Chất béo không được chiếm quá 30% tổng số calori bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Kiêng protein. Lượng protein chỉ chiếm khoảng 12. 20% tổng số calori cơ thể cần mỗi ngày. Kiêng thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Mỗi ngày không dùng quá 30 miligam cholesterol.

Ăn nhiều chất carbonhydrat và phải chiếm 50% lượng calori bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Ăn nhiều chất xơ. Chất xơ phải chiếm 40g trong bữa ăn. Chất xơ làm giảm mỡ trong máu và làm tiến trình tiêu thụ đường trong máu chậm lại, nhờ đó chất insulin có nhiều thời gian hơn để làm nhiệm vụ xúc tác của nó.

Kiêng ăn đường và những chất có chứa đường, tuy nhiên không có nghĩa là kiêng đường hoàn toàn. Những người bị tiểu đường có thể dùng đường háa học, nhưng phải hết sức thận trọng vì nó gây tiêu chảy. Tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ.

thuc-pham-cho-nguoiuwf-bi-benh-tieu-duong.png
 Người mắc bệnh tiểu đường lưu ý một số  loại thực phẩm nên và không nên  ăn 

Ăn ít và ăn nhiều bữa. Hầu hết các thức ăn đều có chứa đường gluco, do đó sau mỗi bữa ăn cơ thể bạn có nhiều đường hơn nên lại càng cần nhiều insulin để tiêu thụ lượng đường này do đó bệnh lại tăng lên.

Nên tăng số bữa ăn trong ngày lên hoặc thỉnh thoảng nhấm nháp một chút trái cây và bánh nhạt vào giữa các bữa ăn. Không uống rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác. Lạc quan và bình tĩnh.

Các trạng thái kích động luôn làm mức đường trong máu tăng vọt hoặc tụt xuống rất thấp sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Hãy lạc quan, tin tưởng, biết khoan dung và tha thứ bạn sẽ kéo dài được cuộc sống.

Khi tinh thần bị kích động bạn hãy hít thật sâu, nhắm mắt lại và nghĩ về những điều tốt đẹp, hoặc có thể bạn nên tập một vài động tác yoga cũng rất tốt cho tinh thần và sức khoẻ của bạn.

Cẩn thận khi dùng thuốc

Bạn bị bệnh nào đó và cần uống thuốc? Hãy nhớ, ngoài bệnh đó ra bạn còn đang bị tiểu đường. Vì thế hãy hết sức thận trọng khi dùng thuốc.

Có nhiều loại thuốc như aspirin sẽ làm mức đường trong máu hạ thấp, ngược lại có những loại thuốc có chất cafein, phenylepherine, ephedrin, epinephrine lại làm đường trong máu tăng cao.

Nhớ đọc kỹ cách hướng dẫn sử dụng thuốc. Tốt nhất nên đi khám ở các trung tâm y tế để được kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.

Bài liên quan
Nghiên cứu Mỹ - Mexico: Quả bơ chống được bệnh tiểu đường?
Chỉ cần ăn một lượng quả bơ khiêm tốn đến bất ngờ, quý cô đã đạt được lợi ích sức khỏe.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trẻ hóa bệnh tiểu đường: Dấu hiệu và cách phòng ngừa