Cho đến nay, đã có khá nhiều trường THPT ở TPHCM đã liên hệ với NTK Lê Sĩ Hoàng để tổ chức cho các em được xem vở kịch này như là một buổi học ngoại khóa trước kỳ thi học kỳ II.
NTK Lê Sĩ Hoàng hy vọng vở diễn này được lan tỏa, để các em yêu môn sử sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của lịch sử nước nhà, của nền văn học Việt Nam thông qua những lời thoại được viết một cách rất nghiêm túc, chỉn chu.
Theo tiết lộ của NTK Lê Sĩ Hoàng, sắp tới, anh và các cộng sự có thể sẽ diễn thêm các tác phẩm ngoài chính sử, nhưng mang giá trị giáo dục cao, để học sinh có thêm hiểu biết, mở mang tầm nhìn và nuôi dưỡng cảm xúc với lịch sử nước nhà.
Đến quá trình đưa kịch nói tới học đường
Quá trình đưa kịch nói đến với học đường của NTK Lê Sĩ Hoàng bắt đầu từ năm 2018. Khi ấy, anh và các giảng viên của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM tham gia diễn xuất trong vở “Yêu là thoát tội”. Vở kịch lấy cảm hứng từ vụ án lịch sử Lệ Chi Viên, đoạt giải Huy chương Bạc tại Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2018.
Sau liên hoan, vở kịch đã tiếp tục được trình diễn để phục vụ khán giả. Đến thời điểm năm 2021, vở “Yêu là thoát tội” đã được trình diễn tổng cộng được 100 suất - một kỷ lục hiếm hoi trong bối cảnh tình hình sân khấu vẫn gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Vở diễn đa phần được phục vụ cho học sinh và thầy cô môn Văn - Sử ở các trường THCS, THPT và Đại học tại TPHCM. Những phản hồi tích cực từ Ban Giám hiệu cũng như học sinh, sinh viên của các trường chính là động lực để NTK Lê Sĩ Hoàng và ê kíp tiếp tục đầu tư cho các tác phẩm tiếp theo.
Dù cho hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, NTK Lê Sĩ Hoàng vẫn quyết định đầu tư vào các vở diễn một cách nghiêm túc bài bản, với ban dàn dựng uy tín về tác giả, đạo diễn, âm nhạc, thiết kế sân khấu, phục trang.
Để thực hiện mục tiêu đưa kịch nói đến với học đường, NTK Lê Sĩ Hoàng mong muốn xây dựng một thế hệ trẻ có nhu cầu biết thưởng thức giá trị các loại hình nghệ thuật sân khấu, ngoài giải trí trên các thiết bị thông minh còn phải biết yêu kịch, hiểu sân khấu cũng như các kiến thức của môn học Lịch sử.
Bên cạnh đó, phần lớn diễn viên tham gia vở diễn đều hoạt động trong lĩnh vực sư phạm nên rất thấu hiểu, chia sẻ với mục tiêu chung mà dự án của NKT Lê Sĩ Hoàng, hướng đến và kéo dài trong hai năm 2022-2023.
Các thế hệ học sinh nối tiếp của từng niên khoá học hàng năm, cũng sẽ được thưởng thức kịch lịch sử vào giờ học các buổi sáng và chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần.
Vài nét về NTK, Giảng viên Lê Sĩ Hoàng:
Thạc sỹ Nghệ thuật, họa sĩ, giảng viên, nhà thiết kế, Diễn viên
Nhà sáng lập Bảo tàng Áo dài
Chủ tịch Viện Trang phục Việt
Giảng viên Mỹ thuật và Thời trang từ 1989 đến nay, tại các trường Đại học Kiến trúcTPHCM, Đại học Bách khoaTPHCM, Đại học Hoa Sen, Đại học Yersin Đà Lạt, Đại học Sư phạm Kỹ thuậtTPHCM, Đại học Công nghệ Kỹ thuật. Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Hoạt động trong lãnh vực giảng dạy, sáng tác mỹ thuật, doanh nghiệp, nhà thiết kế với thương hiệu Áo dài đạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tếvới triết lý tạo mẫu đưa hội họa vào trang phục Áo dài truyền thống.