Không hoạt động thể chất
Các hoạt động thể chất rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài việc giúp duy trì cân nặng, nó còn làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
Các bác sĩ cho biết hoạt động thể chất làm tăng độ nhạy insulin của cơ thể và giúp các tế bào loại bỏ đường khỏi máu và sử dụng nó làm năng lượng.
Ảnh minh họa
Thường xuyên căng thẳng
Căng thẳng làm tăng đường huyết do tăng nồng độ hormone cortisol. Cortisol tăng khiến cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin, dẫn đến đưa glucose ra khỏi máu ít hơn hoặc kém hiệu quả.
Căng thẳng về thể chất, ví dụ bị thương hoặc về tinh thần như khó khăn về tài chính, gặp các vấn đề trong hôn nhân, công việc hàng ngày đều ảnh hưởng đến đường huyết. Đi bộ 5 phút hoặc hít thở sâu 10 lần để thở chậm lại, thiền định giúp giảm căng thẳng.
Dùng nhiều thuốc
Một số loại như thuốc trị hen suyễn, tránh thai, chống trầm cảm, thuốc trị mụn trứng cá nặng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Saskatchewan (Mỹ), thuốc hạ huyết áp gây ra thay đổi trong lưu lượng máu, tác động trực tiếp đến việc giải phóng insulin nên có khả năng làm tăng đường huyết. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để thay đổi thuốc nếu loại đang dùng tác động đến đường huyết.
Ngủ không đủ
Theo Tổ chức Giấc ngủ Mỹ, thiếu ngủ kích hoạt giải phóng hormone cortisol tăng căng thẳng và giảm lượng insulin dẫn đến tăng đường huyết. Giấc ngủ kém còn làm tăng hormone gây đói, khiến ăn nhiều hơn và không lành mạnh, dẫn đến tăng cân. Người bệnh nên ngủ 7-9 giờ mỗi đêm để kiểm soát tốt đường huyết.