Dự án gồm 5 sản phẩm: SOFa Bio-decomposer; Humic plus; SOFa Vaccino; Vanre; Nutri super. Nhóm mong muốn đưa bộ 5 sản phẩm ứng dụng vào nông nghiệp sản xuất hiện nay góp phần vào nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, sản xuất và xuất khẩu trái cây, nông sản,… đạt các tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn Việt Nam, VietGAP, Global GAP...
Nhóm nghiên cứu đã đưa bộ phận kỹ thuật đến các vườn trồng nông nghiệp trực tiếp gặp nông dân để tư vấn chăm sóc và triển khai ứng dụng sản phẩm sinh học vào trồng trọt để sản phẩm đạt chất lượng sạch.
ThS Nguyễn Thị Hoài Thương, khoa Dược Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cùng nhóm sinh viên thực hiện dự án Ứng dụng vỏ cam sau khi lấy nước trong sản xuất tinh dầu, sáp thơm, xà phòng, mỹ phẩm và phân bón hữu cơ, nhận giải Nhì. |
Dự án “Ứng dụng vỏ trái cam sau khi lấy nước trong sản xuất tinh dầu, sáp thơm, xà phòng, mỹ phẩm và phân bón hữu cơ ” của sinh viên Trịnh Công Qui, Phạm Quỳnh Thương tham gia lĩnh vực Y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp.
Dự án này ứng dụng vỏ trái cam sau khi lấy nước và thải ra ngoài môi trường để tạo nên các sản phẩm xanh bảo vệ môi trường và mang đến các sản phẩm làm đẹp chăm sóc sức khoẻ cho khách hàng.
Nhóm Q GREEN mong muốn được hỗ trợ về vốn và địa điểm để sản xuất lớn hơn để xử lý lượng vỏ lớn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo nên nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn lấy của cam trả về cho cam, lấy của đất trả về cho đất.
Ba dự án đang được ươm tạo tại Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo khởi nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, do ThS Huỳnh Hồng Mai – Phó Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo khởi nghiệp và các mentor như bà Bùi Thị Thủy Tiên – Founder, CEO Vườn ươm khởi nghiệp Việt và TS Trần Quý – Viện trưởng Viện Kinh tế số hỗ trợ ươm tạo.