Uốn nắn thói quen học hành qua loa của trẻ như thế nào?

Hà Minh | 24/11/2023, 06:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Thói quen học hành qua loa, đại khái sẽ biến một đứa trẻ trở nên cẩu thả và thiếu trách nhiệm.

Điển hình như một bé gái 8 tuổi rất thông minh nhưng học hành rất không nghiêm túc, không chú tâm. Mẹ của bé đã xé vụn bức ảnh mà bé vô cùng yêu thích và yêu cầu bé ghép lại nó.

Người mẹ cho rằng bé gái sẽ rất khó khăn khi phải ghép lại bức ảnh từ những miếng vụn như vậy. Nhưng chỉ mấy phút sau, cô bé đã ghép xong. Hoá ra cô bé căn cứ vào những dòng chữ ghi đằng sau bức ảnh để ghép các mảnh vụn.

Đối với trẻ có thói quen học hành bộp chộp, sau khi cha mẹ đưa vào guồng học tập, trẻ có thể nắm bắt các kiến thức đã học một cách vững chắc, bền lâu.

Sở dĩ những trẻ này có tính qua loa, đại khái là vì nền tảng kiến thức không chắc chắn, do đó cha mẹ cần cố gắng động viên tính tích cực học tập của trẻ, cho trẻ làm thêm một số bài tập khó, kịp thời chỉ ra sai sót, để trẻ tăng cường ghi nhớ nội dung bài học, về lâu dài sau này, thói quen học hành qua loa, đại khái của trẻ sẽ được sửa chữa.

Đối với trẻ thuộc nhóm học hành qua loa nhưng ngay khi được hướng dẫn liền làm đúng ngay, cha mẹ cần nhận thức được do trẻ không nắm chắc các kiến thức đã học nên dẫn đến tư duy có sai sót.

Cha mẹ không nên vì quá nóng ruôt về con mình mà đưa ra các loại câu hỏi bắt trẻ giải đáp. Nên thường xuyên kiểm tra trẻ, nhằm đúng vào nội dung trẻ không nắm vững mà tiến hành tăng cường và luyện tập năng lực tư duy cho trẻ, giúp trẻ khắc phục thói quen học hành qua loa, đại khái.

Kinh nghiệm dành cho cha mẹ là không nên vội vàng, dục tốc bất đạt. Không nên ép buộc trẻ học một cách gò ép, trẻ sẽ sốt ruột, không nhẫn nại, nảy sinh tư tưởng chống đối trong học tập, dẫn tới chóng quên, bỗng chốc quên sạch tất cả mọi thứ vừa học xong.

Đừng tiếc lời khen ngợi con bạn, bởi khen ngợi có một tác dụng động viên, khuyến khích rất lớn. Không nên phê bình quá nhiều những yếu kém củ trẻ, bởi như vậy sẽ khiến tâm trạng trẻ càng tồi tệ hơn mà phạm thêm nhiều sai sót.

Không nên đem người khác ra so sánh với trẻ, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý chống đối và mất đi chí tiến thủ.

Thời gian làm bài tập không nên quá dài, giữa giờ nhất định phải có thời gian nghỉ giải lao để trẻ thư giãn.

Thay vì nóng ruột, bực mình với tính qua loa, đại khái của con cái, cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra giải pháp giúp đỡ trẻ luyện thành thói quen chuyên tâm đến cùng.

Bài liên quan
Những đứa trẻ "tiệm cận thiên tài" đều có 3 tính cách lập dị này, cha mẹ đừng bỏ qua
Cha mẹ cần quan sát và cho con mình những định hướng đúng đắn, đừng để lãng phí tài năng của chúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Uốn nắn thói quen học hành qua loa của trẻ như thế nào?