Theo Bộ Y tế, trong tháng này có khoảng 8 triệu liều vaccine Covid-19 về Việt Nam. Số vaccine này được cung cấp cơ chế Covax và các hợp đồng đã ký.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay Việt Nam đã đàm phán được khoảng 105 triệu liều vắc xin COVID-19 từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau được cam kết phân bổ cho Việt Nam.
Bộ Y tế đang nỗ lực đàm phán để tăng thêm 45 triệu liều nữa để đạt 150 triệu liều để tiêm đủ cho 70% dân số, đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay, đầu năm tới.
Đây là vaccine Covid-19 thứ tư được Việt Nam phê duyệt khẩn cấp. Trước đó, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc-xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gồm: Vắc-xin Astra Zeneca; Vắc-xin Sputnick; Vắc-xin Pfizer; Vắc-xin Vero Cell và Vắc-xin Spikevax (Tên khác là: COVID-19 vắc-xin Moderna).
Vaccine Pfizer được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt ngày 1/1. Đây là loại vaccine đầu tiên được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Vaccine điều chế theo công nghệ mRNA, mang thông tin di truyền của nCoV vào cơ thể, thay vì virus nguyên bản đã bất hoạt hoặc giảm độc lực. Vaccine cung cấp thông tin về "bản mẫu" của virus mà không gây bệnh. Bản mẫu cho phép hệ miễn dịch làm quen mầm bệnh và tiêu diệt chúng sau này.
Ngày 2/4, Pfizer thông báo kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối cho thấy vaccine hiệu quả 95,3%, ngăn ngừa cả trường hợp nhiễm nCoV nghiêm trọng. Nghiên cứu công bố cuối tháng 6 cho thấy vaccine Pfizer có thể duy trì phản ứng miễn dịch chống lại nCoV trong nhiều năm. Vaccine hiện được sử dụng ở 103 nước.