Chưa uống rượu thì còn anh em, rượu đủ ngấm thì tặng nhau nắm đấm. Hệ lụy từ rượu đã khiến cho văn hóa ứng xử ngày càng tồi tệ, bạo lực.

Ảnh minh họa/INT.Ảnh minh họa/INT.

Ngày 13/4, Công an tỉnh Bình Dương vào cuộc xác minh, điều tra một cán bộ công an đang công tác tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) tham gia vụ ẩu đả trước đó.

Video từ camera hành trình lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, một nhóm khoảng 5 người đàn ông và cặp vợ chồng xảy ra lời qua tiếng lại về chuyện đỗ xe trong con hẻm tại phường An Thạnh, TP Thuận An.

Sau hồi tranh cãi, hai bên lao vào đánh nhau. Do số lượng đông nên nhóm 5 người đàn ông liên tục ép người phụ nữ vào gốc cây đánh hội đồng. Theo hình ảnh ghi lại, tham gia đánh người phụ nữ có một cán bộ công an Phòng PC06.

Video cho thấy, người phụ nữ cùng chồng về nhà mẹ trong con hẻm, thì bị ô tô của nhóm người này đậu chắn. Ô tô không thể đi tiếp nên vợ chồng họ đề nghị nhóm người di dời xe. Lúc này, nhóm người đang nhậu ở nhà hàng xóm ra nói chuyện rồi xảy ra ẩu đả.

Cán bộ công an, thay vì trách nhiệm bảo đảm trật tự xã hội thì lại có hành vi đáng lên án. Đây chỉ là một trong vô vàn hành vi bạo lực có dính dáng đến hơi men.

Chúng ta dễ thấy trong nhiều cuộc nhậu, sau mỗi chén rượu hay cốc bia thì người uống thường bắt tay nhau để tình cảm thêm gắn kết. Thế nhưng, khi men đủ ngấm thì rất có thể, nhẹ thì xỏ xiên dăm ba câu nói, nặng thì tặng nhau cú đấm hoặc đoạt mạng kẻ thù.

Rượu vào, bạn cũng thành thù là chuyện có thật. Trong giới trí thức có vị giáo sư đức cao vọng trọng được nhiều người kính nể. Thế nhưng, khi thấy giáo sư đã ngà say thì tất cả phải nhanh chân mà chạy. Lúc này giáo sư không còn là trí thức nữa, mà biến thành một sinh vật đáng sợ. Thế nhưng khi tỉnh rượu, chính giáo sư cũng chẳng biết mình đã có những hành vi đáng xấu hổ nào.

Vấn đề phòng, chống tác hại của rượu – bia dù đã có luật, nhưng trong nhiều trường hợp khó áp dụng thực tiễn. Người uống rượu, bia tới tầm rồi đi ngủ, không gây ảnh hưởng người khác chính là một nét văn hóa đẹp. Tuy nhiên, rượu vào văn hóa cũng “bay hơi” thì rất đáng lo ngại.

Rượu gắn với sinh hoạt cộng đồng, với các nghi lễ, hội hè, đình đám… và trở thành nét văn hóa lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, uống như thế nào để nét văn hóa thêm đẹp lại là vấn đề hiếm người nghĩ đến.

Say rượu không hoàn toàn là chuyện xấu, nhưng trong cơn say ai có thể bảo đảm không xảy ra hành vi đáng trách? Thế nên câu châm ngôn “ăn có mực, uống có chừng” cũng là để răn bảo mỗi người biết kiểm soát bản thân. Không ai có thể chờ rượu bay hơi để bảo toàn phẩm giá, nhưng chúng ta có thể định hình được văn hóa uống rượu nếu biết cân bằng giữa niềm vui – chừng mực.

Bài liên quan
Trường học vùng cao trao truyền nét đẹp văn hóa dân tộc
Tổ chức các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Trường THPT Quan Sơn đã làm sống lại các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó còn giáo dục nhân cách, giúp học trò trân trọng truyền thống, cội nguồn.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Văn hóa 'bay hơi'