Theo lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, từ năm học 2022-2023, các môn tiếng Anh, Tin học trở thành môn học bắt buộc ở cấp Tiểu học được dạy từ lớp 3. Các môn Âm nhạc, Mỹ thuật là môn lựa chọn ở cấp THPT được dạy từ lớp 10, nên việc chuẩn bị đội ngũ GV gặp nhiều khó khăn”, ông Thức nói.
Để khắc phục việc thiếu GV, ông Thức cho hay, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ trong việc hướng dẫn các huyện thị, thành phố thực hiện tuyển dụng GV kịp thời hết chỉ tiêu biên chế được giao. Trong đó, ưu tiên tuyển dụng trước số GV thuộc các bộ môn còn thiếu nhiều, như: GV Văn hóa, Tin học, Ngoại ngữ, Mỹ thuật (cấp tiểu học); GV Tin học, Ngoại ngữ, Mỹ thuật (cấp THCS); GV Âm nhạc, Mỹ thuật (THPT).
Cũng theo ông Thức, trong trường hợp chưa kịp tuyển dụng GV, thì thực hiện hợp đồng lao động làm GV đối với sinh viên mới ra trường, GV đã nghỉ hưu, còn đủ sức khỏe và tâm huyết với nghề. Bố trí GV dạy liên trường, dạy liên cấp, dạy tăng tiết nhằm đảm bảo có đủ GV dạy học theo chương trình mới.
Chăm sóc trẻ ở Trường mầm non Thành Sơn (Bá Thước, Thanh Hóa). TL. |
Quan tâm thực hiện đầy đủ chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở khu vực miền núi. Động viên, khuyến khích đội ngũ GV, cán bộ quản lý yên tâm với nghề, gắn bó công tác lâu dài tại khu vực miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
“Về lâu dài, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với Sở Nội vụ là đơn vị chủ trì, tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo tỉnh kiến nghị với Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT tham mưu cho Chính phủ giao đủ biên chế cho các cơ sở giáo dục, nhất là khi số lượng học sinh tăng, số lớp tăng.
Đồng thời, kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét việc thực hiện giảm biên chế mỗi năm 2% là không phù hợp với thực trạng biên chế sự nghiệp của tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là đối với ngành giáo dục”, ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa.