Cơ quan soạn thảo nên hết sức cẩn trọng trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động
Một bạn đọc giấu tên chia sẻ: "Vậy thì để người lao động đóng 8% thôi, để đến lúc nghỉ thì BHXH trả lại cho người lao động, còn 14% người sử dụng lao động thì trả trực tiếp cho người lao động chứ việc gì phải đưa BHXH giữ giùm rồi cuối cùng không trả cho người lao động mà để chia với sẻ". Bạn đọc Nguyễn Thành Châu hài hước: "Nói thì nghe dễ nhưng thực tế nhà không có gạo nấu mà còn phải bỏ ống heo
Với bạn đọc Vũ Hồng Quang, cơ quan soạn thảo phải thấu hiểu nỗi khổ của người lao động. Tiền người lao động đóng và doanh nghiệp đóng đều là của người lao động đã ký kết với doanh nghiệp. Tương tự, theo bạn đọc Đình Xuân, vấn đề cốt lõi của hệ thống quản lý BHXH là làm như thế nào để hài hòa giữa NLĐ và BHXH.
Nên lắng nghe ý kiến người lao động
Theo bạn đọc Phạm Duy Biên, vấn đề ở đây là tuổi hưu cao và lương hưu thấp, chưa có sự công bằng giữa các đối tượng hưởng lương hưu. Các nhà làm luật nên lắng nghe ý kiến của người lao động để đưa ra các chính sách phù hợp và ưu việt có lợi cho nhà nước và người lao động.
Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Ủy ban Xã hội Quốc hội, năm 2021 số người được giải quyết trợ cấp một lần là hơn 1,06 triệu người, tăng hơn 77.000 người so với năm 2020. 97% người chọn rút một lần là lao động sau một năm nghỉ việc không đóng BHXH. Tỷ lệ này ở nữ giới trên 55%, cao hơn nam giới. Tuổi của lao động rút BHXH một lần ngày càng trẻ, dưới 40, trong đó phần lớn 20-30, chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước.