Yêu thương trò là động lực lớn nhất của giáo viên cắm bản

Khôi Nguyên | 08/05/2023, 16:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong tâm trí cô Phan Thị Lục, quãng thời gian hơn 16 năm cắm bản tại Trường Tiểu học Hồng Thu (Sìn Hồ, Lai Châu) vô cùng đáng nhớ với bao kỷ niệm.

Tất cả vì học trò

Yêu thương trò là động lực lớn nhất của giáo viên cắm bản ảnh 2
Cô Tẩn Mí Giao (trái) và cô Phan Thị Lục cùng nhau cõng bàn ghế cho học sinh hồi năm 2017.

Cũng là giáo viên cắm bản tại Trường Tiểu học Hồng Thu 11 năm (từ năm 2011 tới 2022), cô giáo Tẩn Mí Giao tâm sự, mình đã ở vùng cao này tuy đời sống còn nhiều thiếu thốn nhưng tình yêu nghề, yêu học trò luôn cháy mãi trong cô. Với trẻ vùng cao, các em không có nhiều điều kiện tốt như trẻ dưới xuôi hay khu vực thành thị. Các thầy cô nhiều khi phải tới nhà vận động để các em tới lớp học chữ.

"Hôm vận chuyển bàn ghế cho các em học sinh trời đổ mưa rất to. Chúng tôi phải chân đi ủng, mang theo cả áo mưa, quần áo khô rồi người thì cõng, gánh hay vác cả bàn ghế lên vai và băng rừng. Đoạn đường từ bản Pa Cha Ô ra được đường lớn mà ô tô có thể đi mất khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ.

Khi hình ảnh này xuất hiện trên mạng, rất nhiều người đã đồng cảm và dành lời động viên khiến chúng tôi cũng thấy có thêm động lực. Bởi chỉ có những người gắn bó với nơi đây, ngắm những ánh mắt trong veo của lũ trẻ vùng cao mới thấy yêu nghề của mình đến như thế nào, bất chấp mọi khó khăn vất vả" - cô Tẩn Mí Giao chia sẻ thêm.

Dù hiện giờ không còn phải cắm bản vì đã được chuyển công tác tới một trường khác trên địa bàn TP Lai Châu, cô Phan Thị Lục bày tỏ mong muốn lãnh đạo các cấp cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ chế, thu nhập cho giáo viên vùng cao - những người đã dành cả tuổi thanh xuân gắn bó với bản làng xa xôi để "gieo chữ" cho học trò. Đồng thời, Nhà nước cũng nên tính toán để hạ tuổi nghỉ hưu cho đội ngũ giáo viên cắm bản. Có như vậy, các thầy cô mới yên tâm công tác và gắn bó với nghề.

Sau khi nắm bắt thông tin, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã gửi thư chia buồn tới gia đình cô giáo Mai Thị Yến - giáo viên Trường Mầm non xã Đường Thượng, huyện Yên Minh (Hà Giang). lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng bày tỏ sự cảm động và ghi nhận trước những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ các thầy cô đang cắm bản, công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đã không quản nguy hiểm, khó khăn, thiếu thốn trăm bề để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Bộ GD&ĐT mong các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, chỉ đạo để đường đến trường, lớp của các thầy cô và học sinh ở những địa bàn khó khăn ngày càng bớt gian nan, vất vả...

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/yeu-thuong-tro-la-dong-luc-lon-nhat-cua-giao-vien-cam-ban-post637544.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/yeu-thuong-tro-la-dong-luc-lon-nhat-cua-giao-vien-cam-ban-post637544.html
Bài liên quan
Chánh án huyện Hưng Nguyên lên tiếng về bản án 5 năm tù với nữ giáo viên gây thất thoát 45 triệu
Chánh án TAND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) cho biết, nếu bị cáo Dung thành khẩn khai báo và nộp lại số tiền đã nhận gần 45 triệu đồng thì bị cáo có 3 tình tiết giảm nhẹ và mức án sẽ hoàn toàn khác.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Yêu thương trò là động lực lớn nhất của giáo viên cắm bản