3 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo lượng đường trong máu vượt ngưỡng

24/03/2023, 10:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ "bật tín hiệu" cảnh báo. Bạn cần lưu ý khi 3 dấu hiệu này xuất hiện ở bàn chân để phòng ngừa bệnh.

Một khi đường huyết tăng cao, trên bàn chân sẽ thường xuyên xuất hiện hiện tượng lạ. Nếu bạn kịp thời phát hiện và điều trị thì có thể ức chế đường huyết tăng cao. Những tín hiệu nhỏ này ở bàn chân có thể coi là "máy đo đường huyết" rất quan trọng, đừng bỏ qua.

3 dấu hiệu

Bàn chân "thối"

Nhiều người bị thối chân, họ lại cho rằng đó là mùi hôi do ra mồ hôi chân gây nên. Thực tế không phải vậy, một khi lượng đường trong máu tăng cao, nó sẽ gây kích ứng da, đồng thời một lượng lớn glucose tạo môi trường sống cho vi khuẩn, gây nhiễm trùng.

Ngứa chân - dấu hiệu lượng đường trong máu tăng

Dưới ảnh hưởng của lượng đường trong máu cao, sức đề kháng của da trở nên yếu, và các triệu chứng bất lợi khác nhau cũng sẽ xuất hiện. Đặc điểm rõ ràng là ngứa da không thể giải thích được trên nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là ở bàn chân.

Do trong cơ thể bạn tích tụ một lượng lớn glucose nên đã gây kích ứng nhất định đối với mô da bên ngoài. Lúc này, chân bạn không chỉ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ mà còn cảm thấy rất ngứa. Dù bạn có gãi hay bôi thuốc mỡ cũng không bớt ngứa bởi loại ngứa này rất "cứng đầu".

 Lời cảnh báo được đưa ra đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường là nên kiểm soát lượng đường trong máu hợp lý để giảm bớt tình trạng ngứa nhiều nơi trên cơ thể.

Yếu chân

Sau khi làm việc quá sức, bạn thường cảm thấy mệt mỏi, bàn chân mềm nhũn. Thực tế lượng đường trong máu tăng cao cũng có thể gây ra hiện tượng này, nhất là khi đi lên cầu thang, bạn sẽ cảm thấy rất vất vả và đôi chân không còn sức lực.

Lượng đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể con người. Khi máu không lưu thông đến các tứ chi của cơ thể con người, các chi thường bị tê liệt do lượng máu cung cấp bị chậm lại.

3 dấu hiệu

Một số cách hạ đường huyết 

1. Thuốc uống

Những người không béo phì có thể dùng gliclazide, glimepiride và repaglinide để hạ đường huyết, và những người béo phì có thể dùng metformin, pioglitazone và acarbose để hạ đường huyết.

2. Ăn kiêng

Ăn kiêng là cách tốt hơn để kiểm soát đường huyết. Một số bệnh nhân nhẹ có thể đạt được mục tiêu hạ đường huyết chỉ nhờ chế độ ăn hợp lý. Đối với bệnh nhân tăng đường huyết, không nên chọn thức ăn quá nhiều calo, miễn là đáp ứng được nhu cầu sinh lý của họ. Về tỷ lệ khẩu phần ăn, lương thực chủ yếu là rau, đạm và thịt mỗi loại nên chiếm 1/3.

3. Tập thể dục

Tăng cường vận động có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp hạ đường huyết. Việc tập luyện phải tuân theo nguyên tắc kiên trì, làm đến nơi đến chốn, từng bước một.

Theo (Gia đình & Xã hội)
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/3-dau-hieu-la-nay-thuong-xuyen-xuat-hien-o-ban-chan-canh-bao-luong-duong-trong-mau-da-vuot-qua-tieu-chuan-172230324075335935.htm
Copy Link
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/3-dau-hieu-la-nay-thuong-xuyen-xuat-hien-o-ban-chan-canh-bao-luong-duong-trong-mau-da-vuot-qua-tieu-chuan-172230324075335935.htm
Bài liên quan
Bị tiểu đường vì thường xuyên ăn món cháo đại bổ
Bác sĩ chỉ ra một sai lầm chí mạng khiến món cháo đại bổ này phản tác dụng, làm tăng đường tuyết.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo lượng đường trong máu vượt ngưỡng