Giúp bảo vệ sức khỏe mạch máu
Khoai lang không chỉ giàu kali mà chúng còn rất giàu caroten, axit folic và nhiều loại vitamin khác nhau, tất cả những nguyên tố này giúp bảo vệ mạch máu. Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cũng rất cao, bệnh còn có nguy cơ đe dọa đến tính mạng và sức khỏe, vì vậy lời khuyên cho bạn là nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng dưỡng huyết, trong đó có khoai lang.
Thúc đẩy nhu động ruột và giải độc
Đối với những người bị táo bón, ăn khoai lang điều độ có thể có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón rất tốt, đó là do chất xơ có trong khoai lang cũng phong phú hơn, chất này đi vào cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình tiết dịch tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột. Tăng cường nhu động dạ dày, đại tiện nhanh, rút ngắn thời gian cư trú của độc tố trong cơ thể, cải thiện tình trạng táo bón và thải độc cho cơ thể.
Ảnh minh họa
3 thời điểm trong ngày nên tránh ăn khoai lang
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm "vàng nên ăn khoai lang là vào buổi sáng. Ăn vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng, giúp bổ sung năng lượng cho ngày mới, giúp đẹp da, ngừa ung thư, tim mạch đột quỵ, ăn khoai lang vào thời điểm này cũng giúp cân hiệu quả cho những người sợ béo.
Tuy nhiên, cần tránh ăn vào 3 thời điểm sau:
- Không ăn sau 12 giờ trưa: Thời gian này, khả năng trao đổi chất của cơ thể kém đi, do vậy hàm lượng đường trong khoai lang sẽ dễ tích tụ lại, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.
- Không ăn vào buổi tối: Dễ gây trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt với những người có dạ dày yếu hoặc người cao tuổi sẽ phải đối mặt với tình trạng đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ.
- Không ăn khoai lang khi đói: Do khoai lang có chứa chất đường, nếu ăn nhiều khi bụng đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín kỹ.