Bảng xếp hạng top 100 trường đại học Việt Nam VNUR 2023 chưa đủ tin cậy

Nhật Lam | 21/02/2023, 07:16
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đại diện một số trường cho rằng, việc nhóm nghiên cứu VNUR 2023 không trực tiếp làm việc với trường để thu thập dữ liệu, chỉ tìm kiếm từ trên mạng Internet sẽ không đảm bảo chính xác.

Theo vị lãnh đạo này, việc công khai bảng xếp hạng các trường đại học ở thời điểm mùa tuyển sinh có phần khá nhạy cảm.

"Tôi nghĩ nếu là một bảng xếp hạng công khai của Việt Nam thì cần có một tổ chức nào đó đứng ra làm và phải thông báo với các trường những tiêu chí đánh giá. Bên cạnh đó, dữ liệu nên lấy trực tiếp từ các trường mới đầy đủ và chuẩn xác.

Ở đây, mới chỉ có một nhóm nghiên cứu đứng ra làm. Tôi cho rằng Bộ GD&ĐT nên có ý kiến, vì nếu cứ công bố kết quả nghiên cứu theo cách này sẽ gây ảnh hưởng tới các trường", ông cho hay.

Chuyên gia chưa tin tưởng tính chính xác, đầy đủ của số liệu

Đưa ra nhận định cá nhân về bảng xếp hạng đại học VNUR, chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu, đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ Giáo dục tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho rằng, về mặt tiêu chí, VNUR có tiêu chí khá tốt, đầy đủ. Bảng xếp hạng này lấy từ tiêu chí liên quan đến đào tạo, nghiên cứu, đến cơ sở vật chất,...

Tuy nhiên, dù tiêu chí có tốt, tức thang điểm đánh giá tốt, nhưng nếu lấy số liệu không đầy đủ thì rất khó để xếp hạng chính xác.

"Thực tế, tôi không tin tưởng lắm về phần số liệu. Vì với một bảng xếp hạng mới ra đời, làm sao nhóm nghiên cứu có đủ số liệu từ các trường, đảm bảo số liệu đó là chuẩn hóa và chính xác được hết. Sẽ có trường nộp số liệu mới nhất, có trường nộp số liệu cũ cách đây mấy năm. Thậm chí, có trường nộp số liệu chân thực, nhưng cũng có thể có trường sẽ cố tình họ "xào nấu" một chút để số liệu đẹp hơn.

Theo tôi, thời điểm này, có lẽ chúng ta chỉ nên dùng bảng xếp hạng để tham khảo, còn nếu dựa vào đây để đưa ra các quyết định thì chưa nên", anh Hiếu chia sẻ.

Phân tích kỹ hơn về nhận định trên, chuyên gia Lê Đình Hiếu cho hay, một trong những nguồn dữ liệu được nhóm nghiên cứu thu thập để đánh giá là đề án tuyển sinh của các trường. Tuy nhiên, những đề án này do trường tự viết, tự báo cáo lên Bộ GD&ĐT, không có đơn vị thẩm định. Điều này dẫn đến một số trường có thể "viết hay", một số trường lại viết rất đơn giản.

"Tôi lấy ví dụ có một trường đại học luôn được đánh giá hàng đầu về chất lượng nhưng không nằm trong top cao. Nếu dựa vào đề án tuyển sinh, sẽ dễ dàng nhận thấy họ luôn làm đơn giản, không đưa ra nhiều thành tích, dù trên thực tế họ rất có "tiếng tăm". Bởi vậy, tôi nghĩ việc dựa vào dữ liệu này để xếp hạng sẽ chỉ mang tính tương đối", anh nói.

Chuyên gia này nhấn mạnh, nhìn theo cả hai chiều, anh không phản đối bảng xếp hạng VNUR. Bởi phải có những bảng xếp hạng như trên ra đời và phải trải qua nhiều năm mới công bố, đến những năm sau mới có một được bảng xếp hạng chuẩn nhất.

"Tôi vẫn ủng hộ bảng xếp hạng này ra đời, chỉ có điều tôi không tin ngay ngày hôm nay nó đã chính xác nhất. Sau một vài năm, có thể bảng xếp hạng VNUR sẽ tốt hơn", anh nêu quan điểm.

Bảy tỏ nhận định về ý kiến "đã có những bảng xếp hạng quốc tế nên không cần một bảng xếp hạng của Việt Nam nữa", chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu cho biết, để được những bảng xếp hạng quốc tế như QS World University Rankings hoặc Times Higher Education đánh giá, các trường cũng cần đủ nguồn lực tài chính.

Theo đó, để có cơ hội được đưa vào các bảng xếp hạng này, trước hết các trường phải đóng phí để trở thành hội viên của tổ chức nước ngoài nói trên. Sau đó, trường phải nộp rất nhiều giấy tờ, số liệu và mời đoàn nước ngoài về để đánh giá, kiểm tra những dữ liệu đó.

"Theo tôi, chỉ những trường tư thục hoặc những trường công lập có đủ ngân sách mới làm được. Còn những trường nhỏ, nguồn lực tài chính không mạnh khó có thể theo được những bảng xếp hạng trên", anh nhận định.

Được biết, VNUR xếp hạng các trường đại học dựa trên 6 tiêu chuẩn, gồm: Tiêu chuẩn chất lượng được công nhận (30%); Tiêu chuẩn dạy học (25%); Tiêu chuẩn công bố bài báo khoa học (20%); Tiêu chuẩn nhiệm vụ khoa học công nghệ và sáng chế (10%); Tiêu chuẩn chất lượng người học (10%); Tiêu chuẩn cơ sở vật chất (5%).

Theo dantri.com.vn
https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/bang-xep-hang-top-100-truong-dai-hoc-viet-nam-vnur-2023-chua-du-tin-cay-20230217143613373.htm
Copy Link
https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/bang-xep-hang-top-100-truong-dai-hoc-viet-nam-vnur-2023-chua-du-tin-cay-20230217143613373.htm
Bài liên quan
Trường đại học đồng hành cùng học sinh trong công tác hướng nghiệp
Hướng nghiệp có vai trò quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của mỗi người. Do đó, hướng nghiệp luôn được các trường học đẩy mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảng xếp hạng top 100 trường đại học Việt Nam VNUR 2023 chưa đủ tin cậy