Các giải pháp hỗ trợ trẻ chậm nói cha mẹ cần biết

29/06/2023, 01:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trẻ chậm nói có nghĩa là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường. Phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời sẽ hỗ trợ trẻ rất nhiều trong quá trình hoàn thiện phát âm.

Mẹ có thể dùng thẻ học gồm có các con vật, các loại quả, các loại hoa… vừa chỉ tay và đọc to cho bé nghe, rồi dạy trẻ nói các từ đơn giản như cá, gà, quả, nhà… Việc làm này sẽ kích thích trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn, bởi thẻ học có nhiều màu sắc bắt mắt.

6. Để trẻ tự xử lý thông tin

Hãy cho trẻ có thời gian để xử lý thông tin khi đưa ra yêu cầu đối với trẻ. Cùng chờ đợi phản ứng từ 5 - 10 giây, nếu trẻ không thực hiện được, hãy làm mẫu giúp trẻ. Lặp lại nhiều lần trong những tình huống và các trường hợp khác nhau.

7. Nên cho trẻ đi lớp, nhà trẻ

Ở lớp học trẻ phải tự lực nhiều thứ như tự ăn, tự uống, tự đòi đi vệ sinh và trẻ bắt buộc phải biết ngôn ngữ để hòa nhập với các bạn khác. Khi đó, chứng chậm nói sẽ tự khắc phục được.

Các giải pháp hỗ trợ trẻ chậm nói cha mẹ cần biết - Ảnh 3.

Phát hiện sớm trẻ chậm nói và điều chỉnh kịp thời sẽ hỗ trợ trẻ rất nhiều trong quá trình hoàn thiện phát âm. Ảnh minh hoạ.

8. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Đừng vì công việc quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc trẻ, trò chuyện cùng trẻ mà cho trẻ làm quen với những thiết bị như: Tivi, ipad, điện thoại… Chính điều này sẽ hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ, khiến trẻ bị chậm nói.

9. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Đơn giản bằng cách đọc truyện cho trẻ nghe. Cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian để chơi đồ chơi cùng trẻ, tranh thủ cho trẻ biết những điều mới lạ xung quanh. Khi làm như vậy sẽ giúp trẻ học được kỹ năng giao tiếp và hạn chế tình trạng chậm nói ở trẻ.

10. Đưa trẻ ra ngoài trời

- Trẻ được tận hưởng không khí trong lành ngoài trời, sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn sau thời gian dài ở trong nhà.

- Trẻ sẽ hấp thu được vitamin D từ ánh nắng mặt trời trong lúc tham gia các hoạt động vận động mạnh.

- Giúp cải thiện mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, tạo điều kiện giúp trẻ nghe lời hơn.

- Bên cạnh đó, các hoạt động theo nhóm ngoài trời đòi hỏi cần sự nỗ lực thần kinh, giúp củng cố và khích lệ hành vi ở trẻ hiệu quả hơn.

11. Thưởng phạt hợp lý

Bố mẹ đừng quên nhìn nhận biểu hiện tốt của trẻ, hãy thưởng cho con bằng hệ thống điểm thưởng. Bạn có thể lập bảng đánh giá vào những lần con hoàn thành việc tốt trong thời gian hợp lý. Trẻ cũng có thể nhìn vào bảng đó để phấn đấu trong những lần làm việc khác. Khen ngợi hành vi tốt sẽ giúp trẻ củng cố hành vi tốt đó. 

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khi trẻ làm sai cũng cần có mức phạt rõ ràng. Cha mẹ đừng quá vụn vặt, la mắng trẻ bởi những lỗi nhỏ, hãy bỏ qua để ghi nhận những nỗ lực của trẻ.

Theo (Sức khỏe đời sống)
https://suckhoedoisong.vn/cac-giai-phap-ho-tro-tre-cham-noi-cha-me-can-biet-169230511170240992.htm
Copy Link
https://suckhoedoisong.vn/cac-giai-phap-ho-tro-tre-cham-noi-cha-me-can-biet-169230511170240992.htm
Bài liên quan
Nguồn gốc của chữ viết
(GDTD) - Chữ hình nêm là một trong những hình thức diễn tả bằng chữ viết được biết tới sớm nhất, khoảng thế kỷ 30 trước công nguyên.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các giải pháp hỗ trợ trẻ chậm nói cha mẹ cần biết