Món ăn truyền thống ngày Tết tại Việt Nam.
(Ảnh: NY Times)
Ăn trước khi đi chúc Tết
Giáo sư Lim cho biết sai lầm lớn nhất trong những ngày Tết là để bụng đói đi thăm bạn bè, gia đình. "Tránh nhịn ăn hoặc để bụng đói, điều này dễ khiến bạn ăn quá nhiều", bà nói.
Bà khuyên người dân ăn một bữa nhẹ giàu chất xơ để tránh tình trạng ăn uống vô độ. Các thực phẩm có thể sử dụng là đậu xanh, đậu nành, đậu phộng.
Hạn chế đồ ngọt
Các loại bánh, mứt, kẹo Tết thường chứa rất nhiều đường, cũng là nguyên nhân phổ biến gây tăng cân. 100g nho khô chứa 299 kcal. Một lon nước ngọt năng lượng khoảng 145 kcal, gần bằng một bát cơm. Một miếng bánh chưng nhỏ khoảng 100g chứa 180 kcal.
Mứt thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì, hay người muốn ăn kiêng. Một số loại chứa nhiều loại beta carotene hoặc vitamin A, C như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi... sẽ bị phân hủy do nhiệt độ và thời gian chế biến quá lâu làm mất tác dụng của các nhóm vitamin.
Ăn nhiều mứt dễ sinh đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó làm hạn chế dùng trong hai bữa ăn chính.
Không bỏ tập thể dục
Theo các chuyên gia, duy trì tập luyện xuyên suốt Tết Nguyên đán vô cùng quan trọng. Những người bận rộn và không có nhiều thời gian đên tập thể dục khoảng 30 phút một ngày. Bạn cũng có thể biến các hoạt động thường ngày như dọn dẹp nhà cửa, chơi với con thành hình thức tập luyện.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tuyệt chiêu ăn uống đủ chất chống ngấy, không tăng cân ngày Tết.